Gió mùa là loại gió gì? Đặc điểm của gió mùa

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu thay đổi theo mùa với những đặc điểm vô cùng nổi bật. Một trong những yếu tố mà chúng ta thường hay nhắc đến mỗi khi thời tiết có sự chuyển biến đó là gió mùa. Vậy gió mùa là loại gió gì? Để Trang Dự báo thời tiết Việt Nam giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé. 

Gió mùa là loại gió gì?

Gió mùa là loại gió sẽ thay đổi hướng theo mùa. Thuật ngữ này vốn dĩ được áp dụng cho gió tại khu vực Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Đây là loại gió mang đặc trưng của khí hậu miền nam châu Á. Có hai loại gió mùa cơ bản là gió mùa mùa đông mà gió mùa mùa hè. 

Gió mùa là loại gió gì

Gió mùa là loại gió gì

Đặc điểm nổi bật của khí hậu gió mùa

Gió mùa là loại gió có những đặc điểm sẽ thay đổi phụ thuộc vào những thời điểm khác nhau trong năm. Dưới sự thay đổi của áp suất khí quyển vào mùa hè, những đợt gió mùa thổi từ biển vào đất liền theo hướng tây nam sẽ được gọi là gió mùa Tây Nam (hay gió mùa mùa hè). Đến mùa đông gió sẽ chuyển hướng thổi từ đất liền ra biển, vào nước ta theo hướng đông bắc nên thường được biết đến với cái tên gió mùa Đông Bắc (hay gió mùa mùa đông).

Gió mùa Tây Nam có hướng gió thổi từ biển vào rất liền do đó nó mang theo hơi nước tạo ra khí hậu nóng ẩm, dễ dàng hình thành mây và mưa. Những khu vực cách biển càng gần thì lượng mưa sẽ càng nhiều, càng vào sâu trong đất liền thì mưa sẽ ít lại. Mùa mưa sẽ bắt đầu từ những khu vực ven biển rồi đi vào trong đất liền và kết thúc theo chiều ngược lại từ đất liền ra lại biển. 

Đối với khí hậu gió mùa vào mùa Đông, gió sẽ thổi từ lục địa Châu Á theo hướng đông bắc sang tây nam, mang theo không khí khô và lạnh. Càng tiến gần đến xích đạo gió sẽ càng ẩm lên. Gió mùa mùa đông sẽ thổi theo từng đợt, mỗi khi gió về khu vực gần chí tuyến sẽ trở nên lạnh vài ngày hay thậm chí là hàng tuần. 

Những đặc điểm của khí hậu gió mùa

Những đặc điểm của khí hậu gió mùa

Ở Việt Nam gió mùa là loại gió mang đặc trưng như thế nào?

Tại Việt Nam, gió mùa là loại gió vô cùng phổ biến với hai loại chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Bên cạnh đó sẽ có sự xen kẽ của gió Tín Phong mạnh mẽ vào thời kỳ chuyển tiếp của hai loại gió.

  • Gió mùa mùa đông thường hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khu vực miền Bắc sẽ hứng chịu các khối không khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng gió đông bắc. Gió mùa mùa đông sẽ tạo cho miền Bắc một mùa đông lạnh lẽo, đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm có mưa phùn. Gió mùa đông bắc sẽ yếu dần khi tiến vào Nam, bớt lạnh hơn và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã. 
  • Gió mùa mùa hạ thường diễn ra từ tháng 5 tới tháng 10. Gió mùa mùa hạ có hai luồng gió thổi vào nước ta. Vào đầu mùa hạ, các khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ đi theo hướng Tây Nam để xâm nhập và gây mưa lớn cho khu vực đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vào cuối mùa hạ, gió mùa tây nam sẽ hoạt động vô cùng mạnh mẽ, khi đi qua vùng xích đạo khối khí này trở nên nóng ẩm hơn và gây ra những trận mưa lớn, kéo dài cho các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên. 

Nguyên nhân hình thành gió mùa 

Những nhân tố quan trọng hình thành và dẫn tới sự thay đổi của gió mùa được lý giải bằng sự chênh lệch giữa khí áp lục địa và đại dương, cùng với sự chênh lệch khí áp giữa lục địa Bắc bán đầu và Nam bán cầu theo mùa. Gió mùa là loại gió có chế độ dòng khí của hoàn lưu chung khí quyển trên một phạm vi đáng kể của bề mặt Trái Đất, trong đó ở mọi nơi của khu vực gió mùa, gió thịnh hành sẽ chuyển ngược hướng từ mùa đông sang mùa hè hay có thể là từ hè sang đông. 

Sở dĩ có sự chênh lệch về khí áp lục địa và đại dương, sự chênh lệch của khí áp lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu theo mùa là bởi:

  • Vào mùa đông, do nền nhiệt vô cùng thấp nên dải áp cao Sibir sẽ được hình thành và có trung tâm áp thấp nằm giữ 40 - 600 vĩ độ Bắc hoạt động với cường độ vô cùng lớn. Khi gió thổi từ cao áp về phía Nam và Đông Nam đi qua Trung Quốc, Nhật Bản, hội tụ với Tín phong Bắc bán cầu được thổi từ Thái Bình Dương tới vĩ độ 150-200 tạo thành gió mùa Đông Bắc ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi băng qua xích đạo gió sẽ lệch hướng thành gió Tây tiến gần hơn về giải hội tụ nội chí tuyến (10-150 Nam).
  • Vào mùa hạ, do sự chuyển biến của Mặt Trời đi dần về phía Bắc, đường hội tụ nội chí tuyến vượt qua phía Bắc thì các hạ áp sẽ được hình thành do nhiệt trên các lục địa cũng di chuyển về phía Bắc và hút gió Tín Phong thổi từ phía nam xích đạo đi lên. Sau khi vượt qua xích đạo, do có sự tác động và ảnh hưởng của lực coriolis, gió sẽ chuyển hướng sang Tây Nam. Tại một số khu vực, do sức hút của hạ áp của lục địa gió này cũng có thể chuyển hướng sang Đông Nam. 

Thông qua những sự lý giải về cụ thể nguyên nhân hình thành cùng những đặc điểm. Trang web Dự báo thời tiết đã cung cấp cái nhìn rõ nét hơn cho câu hỏi gió mùa là loại gió gì và mang những nét đặc trưng nào. Hãy follow trang web để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé. 

Nguyên nhân hình thành gió mùa

Nguyên nhân hình thành gió mùa 

Xem thêm: Nét đặc biệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa

Bầu trời quang đãng 26°

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 26°.

Mặt trời mọc/lặn

06:12 17:13

Thấp/Cao

20°/26°

Độ ẩm

44%

Áp suất

760.56 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

5.54 km/h

Điểm ngưng

13 °

UV

0.67