Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở đâu tại nước ta? Khí hậu ở đó có gì đặc biệt?

Nước ta có đầy đủ các kiểu địa hình từ đồng bằng, đồi núi, thung lũng cho đến các ngọn núi cao, do đó có sự khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm tuỳ thuộc vào độ cao của địa hình. Từ sự khác nhau đó dẫn đến sự phân hoá khác nhau của các thành phần tự nhiên và chia thành 3 đai. Vậy đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở đâu tại nước ta? Và đặc điểm khí hậu ở khu vực này có gì đặc biệt không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở đâu?

Đây là một trong những câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong các bài thi môn Địa lý, nội dung câu hỏi như sau:

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở đâu?

  1. Vùng núi đông bắc
  2. Dãy Hoàng Liên Sơn
  3. Khối núi Phong Nha – Kẻ Bàng
  4. Tây Nguyên

Các bạn hãy xem bài viết này để biết được lời giải chính xác nhất nhé.

Sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao

Thiên nhiên ở nước ta có sự phân hoá rất đa dạng theo chiều từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây và theo độ cao. Địa hình nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi nên thiên phân hoá thành 3 đai cao, gồm có: Đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.

đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở đâu?

Đai nhiệt đới gió mùa

Nước ta có độ cao địa hình không bằng nhau, đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc có độ cao trung bình dưới 600m, trong khi ở miền Nam độ cao trung bình lên đến 1000m.

Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rất rõ rệt, mùa hè rất nóng và nhiệt độ trung bình thường trên mức 25oC. Độ ẩm sẽ thay đổi tuỳ nơi và phân bố từ khô đến ẩm ướt.

Phân hoá thổ nhưỡng trong đai nhiệt đới gió mùa

Đất đai trong đai này chia thành 2 nhóm chủ yếu:

Đất đồng bằng: chiếm diện tích gần 24% đất tự nhiên của cả nước, bao gồm đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát…. Đất phù sa là loại đất có diện tích lớn nhất và tốt nhất để canh tác, trồng trọt các giống cây ăn quả, lương thực.

Đất vùng đồi núi thấp: chiếm trên 60% diện tích đất của cả nước, đa phần là đất đỏ feralit phát triển trên đá mẹ bazan và đá vôi.

Phân hoá hệ sinh thái sinh vật trong đai nhiệt đới gió mùa

Hệ sinh thái cũng có 2 loại:

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh: đây là hệ sinh thái hình thành ở vùng núi thấp có khí hậu ẩm ướt và mưa nhiều quanh năm. Đa phần cây rừng đều cao tới 30 đến 40m, chia thành cấu trúc 3 tầng cây gỗ, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Vì vậy mà tạo nên hệ sinh thái động vật trong rừng đa dạng và phong phú về chủng loại.

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: gồm có rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô. Ngoài ra, tại các vùng có thổ nhưỡng đặc biệt thì còn có cả hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn; rừng tràm; xavan; cây bụi gai nhiệt đới; đất thoái hoá,…

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Đây là đai nằm ở độ cao từ 600 – 2600m tại miền Bắc, còn ở miền Nam là từ 1000 – 2600m, nhìn chung thì khí hậu ở đai này khá mát mẻ, nhiệt độ luôn dưới 25 độ C, mưa nhiều và độ ẩm cao. Đất đai và hệ sinh thái của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi cũng phân hoá đa dạng:

Từ 600 – 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, đất đai chủ yếu là feralit có mùn, chua, tầng mỏng, hệ sinh thái chủ yếu là rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim. Mang theo hệ động vật gồm các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở

Từ 1700m trở lên: Khí hậu bắt đầu lạnh, đất chủ yếu là đất mùn, rừng kém phát triển và thành phần loài đơn giản. Tại đây xuất hiện các loài cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

Đai ôn đới gió mùa trên núi

Đai này nằm ở tầng cao nhất trong 3 đai đã đề cập ở đầu bài viết, nó nằm ở độ cao từ 2600m trở lên. Với độ cao này, khí hậu mang tính chất ôn đới, nhiệt độ quanh năm không trên 15 độ C, mùa đông có thể xuống dưới 0 độ C. Hệ sinh vật gồm các loài cây khí hậu ôn đới như đỗ quyên, lãnh quyên, thiết sam. Mùn thô là loại đất chủ yếu ở đai cao này.

Trả lời câu hỏi đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở đâu

  1. Vùng núi đông bắc
  2. Dãy Hoàng Liên Sơn
  3. Khối núi Phong Nha – Kẻ Bàng
  4. Tây Nguyên

Đáp án đúng là B. Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn. Vì đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ phân bố trên độ cao từ 2600m trở lên. Trong khi đó ở nước ta, chỉ có dãy Hoàng Liên Sơn thuộc vùng núi cao Tây Bắc mới đạt được độ cao đó.

Khí hậu ở đai ôn đới gió mùa trên núi có gì đặc biệt?

Khí hậu chủ yếu ở đai này mang tính chất ôn đới, nhiệt độ quanh năm đều dưới 15 độ C, mùa đông có nơi có thể xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá. Độ ẩm khô hơn so với đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

Dãy Hoàng Liên Sơn là nơi duy nhất ở nước ta có tính chất của đai ôn đới gió mùa trên núi. Dãy Hoàng Liên Sơn dài 180km, rộng gần 30km, có nhiều đỉnh nhọn và sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Đặc biệt, Hoàng Liên Sơn có đỉnh Fansipan cao 3143m cao nhất nước ta và cũng là “nóc nhà” của Đông Dương.

đỉnh fansipanĐỉnh fansipan

Khí hậu ở dãy Hoàng Liên Sơn lạnh quanh năm, nhiều mưa và mùa đông có tuyết rơi, những đỉnh núi cao hầu như đều bị mây bao phủ quanh năm. Ngoài ra, đất chủ yếu là mùn núi cao do địa hình núi cao trên 2600m so với mực nước biển. Rừng ở dãy Hoàng Liên Sơn gồm rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao.

Đặc biệt, dãy Hoàng Liên Sơn có Sa Pa khí hậu mát mẻ, được mệnh danh là thành phố sương mù ở miền Bắc, thời tiết fansipan trong một ngày có đủ yếu tố của 4 mùa. Đây là hai địa điểm cực kỳ thu hút khách du lịch với cảnh quan độc đáo, lý tưởng.

Như vậy, trong bài viết trên dự báo thời tiết đã giải đáp cho các bạn về câu hỏi đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở đâu tại nước ta? Bên cạnh đó là tìm hiểu những điều thú vị về thiên nhiên phân hoá trên 3 đai cao này. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.

Mây cụm 22°

Mây cụm

Cảm giác như 23°.

Mặt trời mọc/lặn

05:25 18:21

Thấp/Cao

22°/32°

Độ ẩm

100%

Áp suất

755.31 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

12.96 km/h

Điểm ngưng

22 °

UV

0