Sự nóng lên toàn cầu là gì?
Nội dung chính
Chúng ta đều biết rằng hiện tượng biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều tác hại và hệ lụy đối với môi trường và cuộc sống của con người. Những hiện tượng như băng tan, nước biển dâng, mưa bão bất thường,… là những biểu hiện của biến đổi khí hậu. Trong đó, sự nóng lên toàn cầu chính là biểu hiện rõ ràng và thường xuyên nhất của biến đổi khí hậu. Vậy Sự nóng lên toàn cầu là gì, nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu là như thế nào, giải pháp của sự nóng lên toàn cầu. Hãy cùng dự báo thời tiết online đi tìm hiểu nhé.
Sự nóng lên toàn cầu
Sự nóng lên toàn cầu là gì?
Hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự tăng dần của nhiệt độ trên Trái Đất trong từng giai đoạn thời gian do ảnh hưởng từ các chất khí nhà kính.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cho biết, nhiệt độ trung bình trên toàn cầu đã tăng khoảng 0,8°C vào thế kỷ 19 và từ 0,2 – 0,6°C ở thế kỷ 20. Trong khi đó, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) lại cho rằng có thể trong thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng kỷ lục từ 1,1 – 6,4°C.
Trong 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ của Trái Đất đã tăng lên từ 0,5 – 0,6°C. Các chuyên gia đã giải thích rằng, bắt đầu từ việc con người đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đã gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu từ giữa thế kỷ 20. Bên cạnh đó là sự phát triển của núi lửa và bức xạ mặt trời cũng đã gây nên những biến đổi về nhiệt độ trong khoảng thời gian ấy.
Sự nóng lên toàn cầu tiếng Anh còn được gọi là Global Warming.
👉 Có thể bạn muốn xem: Khí hậu khô nóng của mùa hè bắt đầu từ tháng mấy
Nguyên nhân nóng lên toàn cầu
Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu có thể đến từ 2 yếu tố: Yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến cho sự nóng lên toàn cầu diễn ra.
Khí thải nhà kính
Các khí thải CO2 từ các nhà máy công nghiệp và từ các phương tiện được chúng ta sử dụng hàng ngày như ôtô, xe máy… dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Đặc biệt với sự gia tăng dân số và phát triển của các ngành công nghiệp nặng như hiện nay, khí thải được trực tiếp thải ra môi trường khi tiếp xúc với CO2 của bầu khí quyển (tầng ozon) cùng ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
Bên cạnh đó, khí thải nhà kính này còn gây thủng tầng ozon, biến nhiều nơi thành sa mạc, gây mất cân bằng nhiệt độ khi mà những tầng ozon này giúp bảo vệ cho sinh vật khỏi tác hại của tia cực tím và nhiều yếu tố khác.
Khí thải từ các khu công nghiệp
Phá rừng bừa bãi
Phá rừng chính là nguyên nhân chủ đạo trong việc gây sự nóng lên toàn cầu. Khi mà rừng ngày càng bị tàn phá nhiều thì số lượng cây xanh ngày càng giảm xuống, khí CO2 thải ra sẽ không được hấp thụ và sản xuất ra khí Oxi.
Hơn nữa, việc không có rừng phủ sẽ gia tăng những vùng đất sa mạc và khô cằn. Và ngược lại, lũ lụt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi không có những cánh rừng giữ nước lại.
Ngoài ra, phá rừng bừa bãi còn phá hủy môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật, gây suy giảm sự đa dạng sinh học.
Phá hoại rừng trái phép
Núi lửa và bức xạ mặt trời
Trong những thập kỷ gần đây, đã có một vài sự thay đổi ánh sáng của mặt trời đã ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu của Trái Đất. Bầu khí quyển đã chịu sự chiếu sáng từ những thay đổi của ánh sáng Mặt trời đã làm cho tầng đối lưu trở nên ấm lên trong khi đó thì tầng bình lưu lại lạnh đi.
Ngoài ra, sự phun trào của núi lửa trong những năm của cách mạng công nghiệp cũng đã giải phóng một lượng lớn khí CO2 tác động một phần đến việc nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng lượng khí thải CO2 từ núi lửa này chỉ bằng 1% lượng CO2 mà con người thải ra ở thời điểm hiện nay.
Núi lửa phun trào mang theo nhiều khí Carbon dioxide
👉 Có thể bạn muốn xem: Tất cả nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Giải pháp của sự nóng lên toàn cầu
Tái chế và sử dụng lại
Chất thải có thể giảm thiểu nhờ vào việc chúng ta tái sử dụng chúng thay vì dùng một lần. Thủy tinh, nhựa, giấy, lon,… có thể được tái chế và sử dụng lại, nhờ đó khoảng 1,2 tấn khí CO2 được thải ra mỗi năm có thể được giảm thiểu.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế những sản phẩm có hại như túi nylon vì chúng được sản xuất từ những hóa chất, dầu mỏ, kim loại nặng,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường sống của Trái Đất. Không chỉ vậy, chúng mất hàng ngàn thậm chí là hàng triệu năm để có thể phân hủy và trong khoảng thời gian đó nó còn gây ô nhiễm môi trường của chúng ta.
Tái chế và sử dụng lại các sản phẩm
Trồng rừng và bảo vệ rừng
Phá rừng chính là nguyên nhân chính gây nên sự nóng lên toàn cầu, nhờ rừng mà Trái Đất chúng ta không chỉ có khả năng hấp thụ CO2 mà còn chống được lũ lụt. Chính vì vậy việc trồng rừng khôi phục và bảo vệ rừng là nhu cầu cấp thiết vào lúc này. Chúng ta cần có một chính sách về phát triển và bảo vệ rừng một cách hợp lý. Xử lý, ngăn cản nạn khai thác rừng trái phép. Tuyên truyền cho mọi người về ý thức bảo vệ môi trường, sống xanh.
Sử dụng hợp lý nguồn điện và các thiết bị điện
Điện năng mà chúng ta đang sử dụng được sản xuất từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, thải ra một lượng lớn khí CO2. Hãy tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên nếu có, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng đến chúng. Điều đó vừa giúp cho bạn tiết kiệm được một số tiền mà bạn phải trả trong hóa đơn, vừa giữ được những nguồn tài nguyên quý giá.
Bạn có thể thay thế các thiết bị phát sáng sử dụng huỳnh quang hoặc sợi dây tóc bằng các thiết bị LED, bởi vì bóng đèn LED sử dụng ít hơn 2/3 năng lượng so với các thiết bị phát sáng cũ. Bên cạnh đó, các bóng đèn cũ còn mang một lượng nhiệt lớn khi tỏa ra cũng sẽ làm cho môi trường xung quanh chúng ta nóng lên.
Sử dụng bóng đèn LED thay thế cho các bóng đèn cũ là một cách tiết kiệm điện
Năng lượng sạch thay thế
Nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá,…) cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang được con người chúng ta sử dụng phổ biến. Tuy nhiên chúng lại thải ra một lượng khí CO2 rất lớn gây nên sự nóng lên toàn cầu.
Vì hiểu rõ được tác hại của chúng nên con người ngày càng tìm kiếm thêm nhiều nguồn năng lượng thay thế sạch và thân thiện với môi trường như gió, mặt trời, nhiệt. Ở nhiều nước trên thế giới, họ sử dụng cách kết hợp nhiều nguồn năng lượng sạch lại với nhau với đầu vào tối thiểu để đạt được đầu ra tối đa.
Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... là những phương pháp sử dụng năng lượng sạch thiết thực
Cái tạo, nâng cấp và ứng dụng công nghệ trong phát triển hạ tầng
Theo thống kê, có 1/3 lượng khí nhà kính bị phát tán ra môi trường bên ngoài là từ các nhà ở và các công trình xây dựng. Chính vì thế, việc đổi mới và cải tiến các thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường sẽ giúp giảm thiểu sự phát tán khí nhà kính và tiết kiệm được nhiên liệu.
Bên cạnh đó, hệ thống giao thông cần phải được quy hoạch một cách chỉn chu, khoa học và rõ ràng nhằm hướng đến một đô thị xanh, sạch, đẹp.
Không chỉ là việc phát triển hạ tầng ở dưới mặt đất, các nhà khoa học hiện nay còn đang giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu bằng cách can thiệp về mặt địa chất hay không gian, như việc làm lạnh núi lửa và khí quyển bằng cách phóng các hạt sulfat vào không khí hoặc là làm lệch ánh sáng mặt trời bằng cách lắp nhiều tấm gương nhỏ, hay là giúp cây trồng có nhiều CO2 để hấp thụ nhờ tạo ra các đại dương có chứa sắt.
Cần phải ngày càng "xanh" hóa các đô thị
Trồng và sử dụng rau sạch
Nhờ vào việc trồng rau sạch, mà chúng ta sẽ không sử dụng tới những hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học, qua đó giảm thiểu được các chất độc hại thải ra môi trường. Bên cạnh đó, nếu chúng ta tiêu thụ được nhiều rau sạch và hạn chế sử dụng thịt thì chúng ta cũng sẽ giảm thiểu được nhiều hoạt động chăn nuôi. Vì những hoạt động chăn nuôi này cũng làm tăng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Mô hình trồng rau tại nhà đang rất được ưa chuộng
👉 Có thể bạn muốn xem: Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính? Hậu quả, cách khắc phục hiện tượng này
Có lẽ rằng, với những thông tin mà dự báo thời tiết online đã cung cấp cho bạn ở trên. Hy vọng bạn đã có những lời giải đáp có chiều sâu cho những câu hỏi sự nóng lên toàn cầu là gì, nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu là như thế nào, giải pháp của sự nóng lên toàn cầu. Chúc các bạn có một mùa hè thật rực rỡ và hạnh phúc!