Chùa Bà Châu Đốc An Giang - Địa điểm du lịch tâm linh Việt Nam

Chùa Bà Châu Đốc An Giang được mệnh danh là ngôi miếu lớn nhất Việt Nam. Nơi đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt là những người theo đạo Phật của nước ta. Trong bài viết này, hãy cùng Trang dự báo thời tiết tìm hiểu về ngôi chùa xứ núi Sam này nhé.

Chùa Bà Châu Đốc ở đâu?

Chùa Bà Chúa Bà Châu Đốc xứ Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam của thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam nước ta. Ngôi chùa này là một trong những di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng cần được bảo tồn và phát triển.

Năm 2009, miếu Bà Châu Đốc Núi Sam được ghi nhận là "ngôi miếu lớn nhất Việt Nam".

chùa bà châu đốc an giang

Nguồn gốc của chùa bà châu đốc An Giang

Trước thế kỷ XVIII, theo truyền thuyết kể lại trên đỉnh núi Sam đã phát hiện tượng Bà và được dân địa phương khiêng xuống bởi 9 cô gái đồng trinh. Theo như lời dạy của Bà qua "cô đồng", vì vậy người dân nơi đây đã lập miếu để thờ.

Một truyền thuyết khác lại kể rằng ông Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ là bà Châu Thị Tế là người đã ban lệnh và hỗ trợ cho việc xây dựng miếu. Tuy khó xác minh, nhưng chắc chắn là miếu này đã ra đời sau khi vị quan này về đây nhậm chức. Kênh Vĩnh Tế cũng đã hoàn tất (1824), mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân.

Việc dân ta thờ cúng tại Chùa Bà Châu Đốc Xứ Sam được xem là trọng tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam.

Hàng năm, người dân sẽ cùng hội tụ về đây để tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam từ ngày 23/4 đến 27/4 âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001.

Kiến trúc của chùa Bà Châu Đốc

Ban đầu chùa Bà Chúa Châu Đốc Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre lá. Có vị trí nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc của núi Sam, lưng quay về vách núi, nhìn phía chính điện là con đường và cánh đồng làng.

  • Đến năm 1870, ngôi chùa này được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước.
  • Năm 1962, ngôi chùa được tu sửa khang trang hơn bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. 
  • Năm 1965, Hội quý tế đã cho xây nới rộng nhà cho khách và làm hàng rào quanh nhà chính điện. 
  • Năm 1972, ngôi chùa được tái thiết lớn bởi hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng.
  • Năm 1967, ngôi chùa hoàn thành và duy trì dáng vẻ như hiện nay.

Khi ấy, kiến trúc của chùa có dạng hình chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, ngói lợp đại ống màu xanh, góc mái vút cao tựa như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong ngôi chùa có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế...

kiến trúc chùa bà châu đốc

Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật của Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần nhìn khỏe khoắn, đẹp đẽ đang giang tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng hết sức tinh xảo với nhiều liễn đối, hoành phi rực rỡ vàng son. Đặc biệt, ở chỗ bức tường phía sau tượng Bà Chúa, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Lễ hội tại chùa Bà Châu Đốc An Giang

Lễ Vía Bà Chúa Châu Đốc An Giang Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23/4 đến 27/4 âm lịch hàng năm. Trong đó, ngày vía chính là ngày 25/4, các lễ chính bao gồm:

  • Lễ "tắm Bà" được cử hành vào lúc 0h đêm 23 rạng 24/4 âm lịch.
  • Lễ "thỉnh sắc" tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15h chiều ngày 24/4.
  • Lễ "túc yết" là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là một con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà vào lúc 0h khuya đêm 25 rạng 26/4. Tiếp sau đó, "Lễ xây chầu" mở đầu cho hát bội.
  • Lễ chánh tế được cử hành vào 4h sáng ngày 27/4.
  • Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16h chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. 

Theo tín ngưỡng của người dân địa phương, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm Bà, vay tiền Bà hay thỉnh bùa Bà...

lễ hội tại chùa bà châu đốc núi sam

Cần chuẩn bị gì khi hành hương tại chùa Châu Đốc Núi Sam

Để chuẩn bị lễ cúng dâng lên Bà, bạn chỉ cần chuẩn bị đơn giản 1 bó hoa tươi, 1 đĩa hoa quả kèm cau trầu, đèn cầy, muối và gạo. Ngoài ra, nếu bạn có thời gian, có thể chuẩn bị thêm 1 đĩa đồ mặn hoặc bánh chưng,… Nếu các bạn ở xa, có thể mua bánh kẹo để thay thế.

Theo lời kể của người dân địa phương, nhiều khách khi đến Chùa còn có thói quen "mượn tiền Bà" (rước lộc) để khai thông đường tài lộc, sự nghiệp hanh thông.

Mỗi năm, lễ Vía Bà thu hút trên 2 triệu lượt khách hành hương đến từ thập phương để xin cầu tài lộc. Tuy nhiên, trong những ngày "trẩy hội" đông đúc thì an ninh tại Chùa Bà Châu Đốc An Giang vẫn chưa được đảm bảo cho lắm. Vì vậy, nếu có dịp đi xin Vía Bà, hãy chọn trang phục giản dị, tránh đeo những trang sức có giá trị và tự bảo quản tư trang của mình nhé.

Chùa Bà Châu Đốc thì luôn mở cửa chào đón người dân tứ phương tụ hội về đây tham quan và cúng viếng. Tuy nhiên, nơi đây quanh năm đông đúc, thường đông nhất là vào khoảng đầu năm. Vì lễ Vía Bà và phong tục đi chùa cầu may mắn, tài lộc và đầu năm. Cho nên nếu bạn không thích chen chúc thì có thể lựa chọn những thời điểm không rơi vào ngày lễ để không bị tắc đường và tiết kiệm chi phí.

Khi đến chùa Bà Châu Đốc núi Sam, bạn cần phải bỏ 20.000 đồng/lượt để mua vé để vào thắp hương và cúng bái Bà Chúa.

Đi chùa Bà Châu Đốc An Giang xuất phát từ TP HCM bằng phương tiện gì?

Nếu đang sinh sống tại TP HCM và muốn đến thăm Chùa Bà Châu Đốc, bạn có thể lựa chọn các phương tiện như xe máy, ô tô hoặc xe khách. Khoảng cách địa lý từ HCM đến Chùa Bà Châu Đốc là 250km. Tương đương với đó, thời gian di chuyển sẽ khoảng từ 5 - 6 tiếng. Theo đó, bạn có thể hoàn toàn chủ động sắp xếp cho mình kế hoạch du lịch hợp lý và tiết kiệm chi phí tối đa.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể có những trải nghiệm tuyệt vời khi tham gia vào chuyến du lịch chùa Bà Châu Đốc. Khi mua vé tham gia chuyến đi, bạn sẽ được nghe lại các truyền thuyết về ngôi chùa này, thưởng thức các món đặc sản, ngồi cáp treo lên đỉnh núi để ngắm toàn cảnh xung quanh,... 

đi chùa bà châu đốc an giang

Thông tin về Chùa Bà Châu Đốc An Giang, nguồn gốc, lễ hội tại chùa đã được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây. Tuy nhiên, xem hình ảnh và nghe kể lại thì đâu thể thỏa lòng bằng nhìn tận mắt được. Vì vậy đừng ngồi yên nữa, xắn tay áo lên và lên kế hoạch đến đây thôi nào. Đặc biệt, trước khi đi thì đừng quên theo dõi thời tiết An Giang những ngày tới để có một chuyến đi thuận lợi nhé.

Bầu trời quang đãng 26°

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 26°.

Mặt trời mọc/lặn

06:12 17:13

Thấp/Cao

20°/27°

Độ ẩm

44%

Áp suất

761.31 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

5.54 km/h

Điểm ngưng

13 °

UV

3.69