Việt Nam trước những ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu

Với bản thân là một nước chịu nhiều sự ảnh hưởng bởi khủng hoảng khí hậu Tuy nước ta phát triển chậm hơn so với các nước khác trên hành tinh, nhưng Việt Nam vẫn đã có nhiều cố gắng trong việc giảm thiểu các hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra cho nước ta. Việt Nam cũng là một trong những nước đang trên đà phát triển và tiên phong trong việc thực hiện việc giảm hiệu ứng nhà kính vào hệ thống pháp luật để người dân chấp hành thực hiện theo. Hãy cùng Dự Báo Thời Tiết tìm hiểu thêm về vấn đề khủng hoảng khí hậu qua đó cùng chung tay giúp Việt Nam và thế giới ứng phó và dần loại bỏ đi biến đổi khí hậu.

Khủng hoảng khí hậu ở Việt NamTrái đất đối mặt với biến đổi khí hậu

Khủng hoảng khí hậu dưới góc nhìn của Việt Nam

Việt Nam được coi là một quốc gia chịu hậu quả nặng nề của khủng hoảng biến đổi khí hậu do có đường bờ biển dài. Ở nước ta nếu khi mực nước biển dâng lên 1m thì gần như một nửa diện tích của đồng Bằng Sông Cửu Long và một phần đồng Bằng Sông Hồng Nước ta sẽ bị ngập lụt hoàn toàn, điều này ảnh hưởng tới nền kinh tế của nước ta và trực tiếp đến khoảng trên 30 triệu bà con nông dân sống ở nơi đây. 

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên Việt Nam ta rất nghiêm trọng, nó là một trong những nguy cơ đối với hành trình xoá đói giảm nghèo của nước ta. Theo Ủy ban Liên Chính Phủ, thì khi nước biển dâng cao lên khoảng 1m thì 5,3% diện tích, 11% dân số và vùng đô thị, 7,2% diện tích đất nông nghiệp canh tác và cuối cùng là khoảng 10% GDP của Việt Nam bị ảnh hưởng đến. Ngoài ra dưới sự tác động của khủng hoảng khí hậu thì tại Việt Nam trong 10 năm qua, các thiên tai như: Bão, lũ quét, sạt lở, khô hạn,... đã gây nên tổn thất khoảng 1,5% GDP/năm và rất nhiều người chết và mất tích.

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng khí hậu

Dưới tác động của khủng hoảng biến đổi khí hậu tại Việt Nam, các chuyên gia khí tượng thủy văn phân tích và nêu ra có 2 quá trình chính làm gia tăng các hiện tượng cực đoan của khí hậu đó là: Sự tăng nhiệt độ của nước biển và lượng nước biển dâng lên.

nguyên nhân khủng hoảng khí hậuBăng tan dẫn đến tăng mực nước biển

Các dữ liệu trực quan nêu ra được những hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng tăng lên cả về cường độ lẫn tần suất. Mưa bão diễn ra thường xuyên hơn và ngày càng mạnh hơn, những vùng trước đây chưa bao giờ có bão nay cũng đã xuất hiện. Tình trạng rét đậm rét hại ngày càng biến chuyển xấu đi và không thể lường trước được. Dưới những tác động đó, nước ta đang đối mặt với những dấu hiệu bất thường của thiên nhiên.

Những ảnh hưởng mà khủng hoảng khí hậu gây ra cho nước ta

Tác động của khủng hoảng biến đổi khí hậu đến sản xuất được xem là rõ nét nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Ở Việt Nam, nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nằm trong khu vực Đông Nam Á. Lúa là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp và là nguồn thu chính của đất nước. Theo số liệu thống kê năm 2018, tỷ trọng lúa bình quân giai đoạn từ năm 2011- năm 2016 đạt khoảng 66,1%. Tuy nhiên vào năm 2016, hạn hán và nước biển xâm nhập đã phá hoại khoảng 527.700 ha lúa, trong đó khoảng 44% là bị phá hủy hoàn toàn. Đối với các loại cây trồng khác như cây ăn quả, cây màu và cây công nghiệp, thì năng suất cây trồng sẽ giảm chỉ còn khoảng 50% do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tác động của khủng hoảng biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến lâm nghiệp, chăn nuôi, cháy rừng, các hệ sinh thái đất ngập nước và nuôi trồng thủy sản.

Biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vận tải. Theo nghiên cứu nếu mực nước biển dâng lên khoảng 1m, thì khoảng 9% hệ thống quốc lộ, 12% hệ thống tỉnh lộ và 4% hệ thống đường sắt chịu ảnh hưởng. Hệ thống vận tải này ảnh hưởng nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nó chiếm tới 28% quốc lộ và 27% tỉnh lộ. Tiếp theo là các tỉnh duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Hồng.

Khủng hoảng khí hậu còn ảnh hưởng đến việc phát triển đô thị. Ở các khu trung tâm công nghiệp và dân cư có mức độ phụ thuộc vào từng vùng theo địa hình phân bố. Nghiên cứu của các chuyên gia thì thấy được vùng ven biển ở nước ta chịu sự ảnh hưởng chủ yếu của bão, vùng núi chịu ảnh hưởng của lũ quét, bão, sạt lở đất, vùng trung tâm và đồng bằng chịu ảnh hưởng chủ yếu của lũ, bão và mưa đá.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng cũng gián tiếp đến du lịch, thương mại và kèm theo rất nhiều hoạt động kinh tế khác. Những tác động này đã được thể hiện rõ qua những năm trở lại gần đây, với những tác động của khủng hoảng khí hậu được cảm nhận và là một mối quan tâm lớn trong mọi ngành cũng như lĩnh vực.

Đối với ngành công nghiệp, đặc biệt là chế biến nông sản thì tác động của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, việc tiêu thụ năng lượng tăng, dẫn đến tăng sản lượng điện cung cấp để duy trì và đáp ứng việc sử dụng các thiết bị làm mát và nhiều hoạt động khác. Từ đó dẫn tới ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của quốc gia. Ngoài ra cũng như bức tranh của nền giao thông vận tải. Nếu mực nước biển dâng lên khoảng 1m, thì đa phần hầu hết các khu công nghiệp ven biển sẽ bị ngập, trường hợp tệ nhất có thể ngập lụt lên tới 67% diện tích của các khu vực.

Khủng hoảng khí hậu là gìNgập mặn ở nước ta

Nghe tưởng chừng như không liên quan nhưng khủng hoảng khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc bình đẳng giới. Theo nghiên cứu của những năm gần đây cho thấy việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phụ nữ hơn là người đàn ông. Phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, họ chịu nhiều thiệt thòi về sức khỏe, kinh tế hộ gia đình,... Tình trạng này được thấy rõ nét ở các vùng ven biển, nông thôn chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.

Cuối cùng, nhìn đi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, chúng ta vẫn phải nhìn nhận lại những tác động tích cực mà khủng hoảng khí hậu đã tạo ra một cách toàn diện hơn. Những tác động của sản xuất nông nghiệp đến lượng mưa, bên cạnh đó còn có khả năng điều hòa thời tiết, cho người nông dân kéo dài thêm mùa vụ của mình. Trong sản xuất nông nghiệp hay nghiên cứu khoa học, cần phân tích kỹ việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chính những ảnh hưởng mà khí hậu gây ra đã cho chúng ta những ví dụ hay thực nghiệm trực quan nhất để nghiên cứu. Cây trồng do biến đổi khí hậu gây ra những vấn đề gì, từ đó các nhà nghiên cứu hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực, đánh giá lấy lợi ích kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản.

Bầu trời quang đãng 20°

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 20°.

Mặt trời mọc/lặn

06:11 17:14

Thấp/Cao

20°/29°

Độ ẩm

64%

Áp suất

763.56 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

9.25 km/h

Điểm ngưng

13 °

UV

0