Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào và những nét đặc trưng

Nắng nóng gay gắt vào mùa hè và những cơn mưa nặng hạt dai dẳng khi đông về có lẽ đã trở thành nét đặc trưng của Việt Nam. Người ta cũng thường hay nói rằng sở dĩ thời tiết Việt Nam mưa nắng như thế là do đới khí hậu ảnh hưởng lên. Vậy thật sự thì Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Cùng trang web dự báo thời tiết Việt Nam tìm hiểu nhé. 

Đặc điểm về lãnh thổ Việt Nam

Trước khi trực tiếp đi tìm câu trả lời cho Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào thì chúng ta lược sơ qua những đặc điểm đặc trưng của Việt Nam đã nhé. 

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, ven với biển Thái Bình Dương và giáp với biển cùng các quốc gia khác bao gồm: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Có thể nói rằng thiên nhiên đã vô cùng ưu ái cho Việt Nam khi ban tặng cho đất nước hình chữ S một địa hình vô cùng lý tưởng. Nếu dùng bốn chữ để nói về đất nước thì chúng ta hẳn nghĩ ngay đến "rừng vàng biển bạc".

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào và những đặc điểm nổi bật 

Với vị trí nằm trong vành đai nội chí tuyến nên nền nhiệt độ của Việt Nam khá cao và đổ ẩm cũng vì thế mà lớn quanh năm. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta chính là chịu tác động lớn của lục địa Trung Hoa và biển Đông. Vùng phía Bắc nước ta sẽ mang tính khí hậu lục địa bởi sự ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa. Còn khu vực biển Đông lại tác động tính chất ẩm lên vùng đất liền Việt Nam. Nhờ sự kết hợp của hai yếu tố này, có thể thấy rằng khí hậu Việt Nam không hoàn toàn thống nhất trên toàn lãnh thổ mà sẽ có sự khác biệt ở các vùng. Khí hậu nước ta có sự thay đổi theo mùa, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Nhiệt độ trung bình trên cả nước cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực Châu Á bởi sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Từ những đặc điểm chung trên, câu trả lời toàn hiện nhất cho câu hỏi Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào, chính là đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. 

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào 

Sự phân chia khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam 

Như những phân tích để trả lời cho câu hỏi Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào ở trên chúng ta có thể thấy rằng khí hậu Việt Nam không đồng nhất trên toàn bộ khu vực lãnh thổ. Sau đây sẽ là phân tích rõ hơn về đặc điểm khí hậu ở trên lãnh thổ Việt Nam.

Miền khí hậu phía Bắc

Miền khí hậu phía Bắc cũng bao gồm dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng này mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Khu vực Đông Bắc bao gồm vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng tả ngạn sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thường chịu sự ảnh hưởng từ các cơn bão nhiệt đới mùa hè và những cơn gió phơn Lào. Khu vực Tây Bắc bao gồm tả hữu ngạn sông Hồng đến dãy Hoành Sơn có đặc trưng khí hậu ấm hơn khu vực Đông Bắc. Nhờ hướng phơi thuận lợi của dãy Hoàng Liên Sơn nên khí hậu nơi đây cũng có phần khác biệt, sườn đón gió sẽ nhận lượng mưa lớn, trái lại sườn Tây tạo điều kiện đón gió Lào. 

Miền khí hậu Trường Sơn

Miền khí hậu được tính từ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo từ phía nam dãy Hoành Sơn đến mũi Dinh. Khu vực này mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm hai mùa mưa và khô rõ rệt. Ở vùng phía bắc đèo Hải Vân có mùa đông ngắn hơn so với miền Bắc, vào mùa hè phải chịu ảnh hưởng từ các đợt gió phơn Lào. Từ vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận), có nền nhiệt cao và thường chịu tác động của những đợt không khí lạnh nhưng không quá dài. Và cũng không chịu quá nhiều ảnh hưởng lớn từ gió Lào. Bởi mùa khô và mùa mưa của miền khí hậu Trường Sơn không trùng với các miền khí hậu còn lại, vì thế trong khi cả nước đang có lượng mưa lớn thì miền khí hậu Trường Sơn lại trong thời kỳ khô hanh. Có thể nhận thấy rằng đây là miền mang những đặc trưng rõ nét nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, là câu trả lời tiêu biểu cho câu hỏi Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào. 

Miền khí hậu phía Nam

Miền khí hậu bao gồm lãnh thổ của vùng Tây Nguyên và cả Nam Bộ. Khu vực mang khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa đặc trưng và mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình quanh năm của miền cao với biên độ nhiệt nhỏ hơn so với khu vực Bắc dãy Bạch Mã. Mùa khô của miền này kéo dài và vô cùng sâu sắc, khí hậu bình ổn ít diễn ra biến động chính là những đặc điểm nổi bật của khí hậu nơi đây. 

Miền khí hậu biển Đông

Tuy vùng biển Đông cũng thuộc lãnh thổ Việt Nam,  nhưng nó lại mang những đặc trưng đậm chất nhiệt đới mùa hải dương tương đối đồng nhất. Miền khí hậu này thường xuất hiện những dãy lốc xoáy đi từ biển Thái Bình Dương và tạo thành những cơn bão lớn. 

Đặc điểm của đới khí hậu tại Việt Nam

Đặc điểm của đới khí hậu tại Việt Nam

Đới khí hậu ảnh hưởng thế nào lên nhiệt độ trung bình trên cả nước? 

Thông qua những thông tin được cung cấp về Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào, chúng ta thấy rằng địa hình và khí hậu chính là hai yếu tố lớn góp phần ảnh hưởng đến nền nhiệt trên toàn quốc. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình nước ta có sự chênh lệch và khác biệt giữa các vùng miền khác nhau. 

  • 21 - 27 độ C là nhiệt độ trung bình dao động trên toàn quốc, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. 
  • Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình cả nước ở mức 25 độ C. Vào mùa đông, khu vực miền Bắc sẽ có nền nhiệt thấp nhất cả nước, có vùng xuống dưới 0 độ C và có sự xuất hiện của băng tuyết. 

Bên cạnh đó, do sự thay đổi của hướng gió gặp địa hình phức tạp của nước ta nên Việt Nam thường gặp các thiên tai như bão lũ, hạn hán, giá rét,...Từ những thông tin cung cấp, chúng ta đã có câu trả lời chi tiết cho Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào.   

Nét đặc trưng của đới khí hậu Việt Nam

Nét đặc trưng của đới khí hậu Việt Nam 

Xem thêm: Nét đặc biệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa

Mây rải rác 28°

Mây rải rác

Cảm giác như 31°.

Mặt trời mọc/lặn

05:22 18:23

Thấp/Cao

24°/33°

Độ ẩm

74%

Áp suất

757.56 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

11.12 km/h

Điểm ngưng

23 °

UV

1.1