Tại sao bầu trời có màu xanh - Dự báo thời tiết

Bầu trời quang đãng có màu xanh, một màu xanh ấm áp và yên bình. Thế nhưng ít ai biết được tại sao bầu trời có màu xanh? Hãy tìm hiểu cùng web dự báo thời tiết để tìm ra nguyên nhân nhé.

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Bầu trời  màu xanh dương quang đãng vào ban ngày khi không có mây sẽ có màu xanh lam vì các phân tử trong không khí tán xạ ánh sáng xanh từ mặt trời nhiều hơn tán xạ ánh sáng đỏ. Khi chúng ta nhìn về phía mặt trời vào lúc hoàng hôn, chúng ta thấy các màu đỏ và cam vì khi đó hiện tượng tán xạ ánh sáng xảy ra.

Vì sao bầu trời có màu xanh

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Bầu trời có màu xanh là do hiệu ứng Tyndall

Nhà vật lý John Tyndall đã thực hiện những bước đầu tiên để giải thích chính xác cho câu hỏi vì sao bầu trời có màu xanh vào năm 1859.

Ông phát hiện ra rằng khi ánh sáng truyền qua một chất lỏng trong suốt chứa các hạt nhỏ ở trạng thái lơ lửng, thì các bước sóng ngắn hơn màu xanh lam bị phân tán mạnh hơn màu đỏ.

Từ phía bên cạnh, có thể nhìn thấy chùm ánh sáng xanh do tán xạ ánh sáng, nhưng ánh sáng nhìn trực tiếp sau khi truyền qua bể sẽ thấy màu đỏ.

Bụi hay phân tử là nguyên nhân làm cho bầu trời màu xanh dương

Nguyên nhân bầu trời có màu xanh

Tại sao bầu trời có màu xanh dương?

Tyndall và Rayleigh chỉ ra rằng do các hạt bụi nhỏ và các giọt hơi nước trong khí quyển tạo ra.

Nhưng đến năm 1911 thì kết luận cuối cùng đã được đưa ra bởi Einstein, ông đã tính toán công thức chi tiết cho sự tán xạ ánh sáng từ các phân tử. Các phân tử này có thể tán xạ ánh sáng vì trường điện từ của sóng ánh sáng gây ra các mômen lưỡng cực điện trong các phân tử. Đây là nguyên nhân dẫn đến xanh bầu trời, một màu thật đẹp và bình yên.

>>> Xem thêm: Những hình ảnh cực quang trên thế giới

Hiện tượng hoàng hôn

bầu trời màu xanh dương

Hiện tượng hoàng hôn

Vì sao bầu trời có màu xanh nhưng hoàng hôn thì màu đỏ, pha chút màu vàng hoặc cam? Đó là do ánh sáng từ mặt trời đã truyền qua không khí với một khoảng cách xa và một lượng ánh sáng xanh đã bị tán xạ đi. Nếu không khí bị ô nhiễm bởi các hạt nhỏ thì hoàng hôn sẽ có màu đỏ hơn.

Hoàng hôn trên biển cũng có thể có màu cam do các hạt muối trong không khí. Bầu trời xung quanh mặt trời ửng đỏ là do tất cả ánh sáng bị tán xạ tương đối tốt qua các góc nhỏ.

Trên các hành tinh khác, bầu trời cũng có màu xanh sao?

Tất cả đều phụ thuộc vào những gì có trong bầu không khí. Ví dụ, sao Hỏa có bầu khí quyển rất mỏng được tạo thành chủ yếu từ carbon dioxide và chứa đầy các hạt bụi mịn. Các hạt mịn này tán xạ ánh sáng khác với các khí và các hạt trong bầu khí quyển của Trái đất.

Vào ban ngày, bầu trời sao Hỏa có màu cam hoặc hơi đỏ. Nhưng khi mặt trời lặn, bầu trời xung quanh mặt trời bắt đầu có tông màu xanh xám.

Ánh sáng mặt trời chiếu tới bầu khí quyển của Trái đất và bị phân tán theo mọi hướng bởi tất cả các khí và hạt trong không khí. Ánh sáng xanh lam bị tán xạ nhiều hơn các màu khác vì nó truyền đi dưới dạng sóng ngắn hơn, nhỏ hơn và đó là lý do vì sao bầu trời có màu xanh?

Trên đây là chia sẻ của Trang dự báo thời tiết Việt Nam về nguyên nhân tại sao bầu trời có màu xanh. Và nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về thiên nhiên kỳ vĩ nhé!

Bầu trời quang đãng 25°

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 25°.

Mặt trời mọc/lặn

06:11 17:14

Thấp/Cao

21°/28°

Độ ẩm

50%

Áp suất

763.56 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

12.96 km/h

Điểm ngưng

14 °

UV

6.47