Tác hại của cây thuốc phiện - Dự báo thời tiết
Nội dung chính
Một số tác hại của cây thuốc phiện có thể kể đến như gây nghiện, bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng web dự báo thời tiết tìm hiểu các kỹ hơn về loại cây này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về cây thuốc phiện
Hoa poppy có bị cấm không (hoa cây anh túc)
Cây thuốc phiện hay cây anh túc (tiếng anh gọi là Opium poppy), là loại cây đã bị cấm từ lâu vì tác hại của cây thuốc phiện đã gây hại đến sức khỏe con người. Nó còn được biết đến với các cái tên như: phù dung, á phiện, anh túc xác,...
Cây anh túc và cây túc là giống nhau? Sự thật thì chúng không chỉ khác nhau vì chủng loại mà ý nghĩa, cách dùng cũng hoàn toàn khác nhau.
Cây anh túc hay cây thuốc viện, là loại cây có gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, còn cây túc hay còn được biết đến với cái tên bộ cây cảnh tam đa (sung, lộc vừng, thiên tuế), tượng trưng cho tam tài, tam giáo hay thậm chí là trời - đất - con người (Thiên, Địa, Nhân). Cây túc mang ý nghĩa Phúc – Lộc – Thọ hay nhiều con cháu - tiền tài nhiều - sống lâu.
Cây thuốc phiện hay cây anh túc là loại cây thân thảo, có chiều cao từ 1 – 1,6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Loại cây này bắt nguồn từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở châu Á và châu Âu. Toàn thân cây có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh.
Lá cây anh túc có hình dạng bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây.
Hoa to, mọc đơn độc ở ngọn thân và đầu cành cây. Bạn có biết, hoa của cây anh túc có mấy loại? Hoa của loại cây có ba loại: màu trắng, tím và màu đỏ vàng và thường nở vào tháng 3.
Còn quả thường ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì nó lại có màu nâu đen. Đừng nhầm lẫn quả cây anh túc và quả cây túc đấy nhé.
Những năm 1980 trở về trước, cây hoa anh túc được trồng nhiều bởi đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc như Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, … Nhưng sau đó do quá nhiều tác hại mà nó mang lại, loại cây này đã bị cấm trồng cho đến nay.
➡️Xem thêm: Dự báo thời tiết Điện Biên
Tác hại của cây thuốc phiện
Tác hại của cây thuốc phiện
Nếu sử dụng cây hoa anh túc hay chiết xuất của chúng làm thuốc mà không đúng với liều lượng quy định sẽ gây ra một số triệu chứng như nôn mửa, đau dạ dày, ngứa, khô miệng, táo bón, co đồng tử, ảo giác…
Ngoài ra, trong quả anh túc còn có chứa chất nhựa trắng, trong đó có chứa 10% morphin, có thể loại bỏ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bạn không được tự ý sử dụng cây hay các chiết xuất từ anh túc khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Theo đông y, cây hoa anh túc có vị chua, đắng, hơi chát, tính bình, có thể sử dụng để điều trị một số bệnh như: tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày, giảm ho, long đờm, hen suyễn, cầm không cho ruột xuất huyết, lòi dom…Tác dụng của loại cây này không thể chối bỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng loài cây này hay chiết xuất của chúng để nghiên cứu, làm thuốc và điều trị bệnh được quản lý chặt chẽ bởi các quy định hiện hành.
Với quy định ở nước ta, người dân không được phép trồng các loài cây có chứa chất gây nghiện (như thuốc phiện, cần sa…) và hàm lượng các thành phần trong cây cũng thay đổi đa dạng nên bạn không được tự ý sử dụng chúng để làm thuốc. Ngày nay, người ta sử dụng chiết xuất tinh khiết của các hoạt chất có trong cây để làm thuốc, như morphin, codein, narcotin, papaverin, narcein, thebain.
➡️Xem thêm: Cây nắp ấm là gì? Cách cây nắp ấm bắt côn trùng
Những vụ án liên quan đến vườn thuốc phiện
Những vụ án liên quan đến vườn cây anh túc
Mắc kệ những tác hại của cây thuốc phiện, những năm gần đây, có nhiều “vườn rau sống anh túc” xuất hiện từ thành thị đến vùng núi, vậy lá cây anh túc có ăn được không?
Ngày 24 - 25/2/2021, Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản xử lý 5 trường hợp, thu giữ 214 cây anh túc được các gia đình trồng ngay trong vườn nhà để làm “rau” ăn. Trước đó, Công an huyện Việt Yên (Bắc Giang) cũng phát hiện và tạm giữ gần 3.000 cây hoa anh túc của một người dân trồng trong vườn nhà ở xã Tiên Sơn.
Sáng 21/3/2021, Công an phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội phát hiện tại vườn nhà ông Đặng Trần Thành, SN 1969, ở tổ dân phố Thượng 1, phường Tây Tựu hiện đang trồng 365 cây cùng loại.
Theo quy định tại Việt Nam, những trường hợp kể trên sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ phạm tội để định tội phạt tù hay phạt hành chính như sau:
Tại Điều 247, Bộ luật Hình sự quy định rõ về tội trồng cây thuốc phiện, cần sa hoặc các loại cây có chứa chất ma túy như sau: “Người trồng những loại cây này sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm khi vi phạm các trường hợp: Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án mà còn tái phạm, trồng từ 500 đến dưới 3000 cây. Người nào trồng từ 3000 cây trở lên, phạm tội có tổ chức sẽ bị phạt từ 3 đến 7 năm tù.
Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 đến 5 triệu đồng theo khoản 3, Điều 21, Nghị định 167/2013/NĐ-CP".
Bài viết trên của trang web dự báo thời tiết Việt Nam đã tổng hợp lại những kiến thức liên quan đến những tác hại của cây thuốc phiện. Rất mong nhận được sự đón nhận và yêu quý của các bạn trong các bài viết tiếp theo.