Sương mù là gì? Nguyên nhân hình thành sương mù
Nội dung chính
Sương mù là gì?
Hiện tượng này hay xuất hiện vào mùa đông. Đà Lạt là nơi được mệnh danh là thành phố trong sương mù. Thường xuất hiện vào cuối tháng 10 đến cuối tháng 11. Đây là thời điểm đẹp nhất thu hút rất nhiều khách du lịch đặt chân đến Đà Lạt. Với tiết trời bắt đầu se lạnh cũng với làn sương mờ giăng kín lối vào lúc chiều tà. Để giúp bạn hiểu rõ về hiện tượng này, Dự báo thời tiết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị về khái niệm "Sương mù là gì?", nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục của nó nhé.
Trong tiếng anh là Fog _ là hiện tượng hơi nước bốc hơi lên khí quyển và ngưng tụ lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí làm giảm tầm nhìn của chúng ta.
Sương mù xuất hiện vào buổi sáng
Bốn loại sương mù thường gặp
Dựa vào các phương thức giảm nhiệt để tạo nên sự ngưng tụ trong khí quyển thì có thể chia ra làm 4 loại:
Sương mù bình lưu (Advection fog)
Hình thành bởi một lớp không khí nóng di chuyển bên trên bề mặt của khối không khí lạnh, khiến cho lớp không khí nóng đó dần lạnh đi và ngưng tụ lại tạo hiện tượng sương mù.
Sương mù bức xạ (Radiation fog)
Xuất hiện nằm sát mặt đất và tan nhanh khi mặt trời vừa ló dạng. Được hình thành sau những đêm yên tĩnh, mây trời quang đãng. Mặt đất sẽ dịu nguội đi vì quá trình bức xạ nhiệt. Khi đó lớp không khí gần mặt đất sẽ trở nên lạnh hơn. Hơi nước lúc này ngưng tụ lại thành những hạt nhỏ tạo nên sương mù lơ lửng sát mặt đất.
Sương mù bốc hơi (Evaporation fog)
Được hình thành tại các biển, hồ nước, sông, suối,...khi khối không khí lạnh di chuyển phía trên mặt nước ấm áp, nóng hơn so với luồng không khí này. Lượng nước từ đấy gặp nhiệt độ cao tăng tốc độ bốc hơi và ngưng tụ tạo thành làng sương mù trên các mặt hồ.
Sương mù front ( Front fog)
Hình thành trong quá trình khi front nóng đi qua tạo ra mưa, sự bay hơi của các giọt nước mưa vào không khí sẽ tạo nên sự bão hoà, đồng thời áp suất giảm mạnh. Không khí lúc này sẽ giãn nở và trở nên lạnh đi. Hơi nước ở sát mặt đất sẽ ngưng tụ tạo thành sương mù.
Nguyên nhân xuất hiện sương mù
Vì sao sương mù hay xuất hiện nhiều vào mùa đông ?
Do sự chênh lệch về độ ẩm và nhiệt độ của không khí. Vào mùa đông, nhiệt độ không khí thấp và độ ẩm không khí cao kết hợp với tốc độ gió vào mùa đông rất yếu, thậm chí không có gió. Đây là 3 yếu tố quan trọng để hình thành sương mù. Vì thế hiện tượng này rất hiếm khi xuất hiện vào mùa hè.
Tác hại của sương mù dày đặc
Sương thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi mặt trời chưa lên hay buổi chiều muộn của mùa Đông. Sự xuất hiện sương mù cũng gây ra rất nhiều trở ngại cho chúng ta:
- Cản trở tầm nhìn: Lượng phương tiện ồ ạt đi làm vào mỗi buổi sáng dưới cái sương mù mịt là điều hết sức nguy hiểm vào những giờ cao điểm như thế này.
- Khả năng lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí: Hít phải nó, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến đường hô hấp, xương, khớp.
Tiếp xúc thường xuyên với sương sớm, thì chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa kịp thời trong những ngày sương dày đặc.
- Tránh ra đường quá sớm vào buổi sáng
- Sử dụng khẩu trang y tế để ngăn chặn khí độc trong sương
- Cần đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh hô hấp để tránh trở nặng và nguy hiểm
- Giữ ấm cơ thể để đảm bảo nguồn nhiệt
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên
- Không phơi quần áo ngoài trời để qua đêm
- Thực hiện việc là quần áo để tiêu diệt nấm mốc bám trên áo quần
- Đặc biệt, bổ sung dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch trong mùa này.
Sương mù quang hóa
Sương mù quang hóa là hiện tượng không phải do chênh lệch độ ẩm không khí gây ra. Đây là mọt dạng khói trắng lơ lửng trong không khí và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn và sức khỏe chúng ta.
Đây là một dạng của ô nhiễm môi trường xảy ra ở tầng đối lưu khí quyển. Do sự phản ứng của ánh sáng mặt trời với các khí thải công nghiệp tạo ra chất ozone, aldehit,... gây độc hại cho tình trạng sức khỏe con người.
Sương mù quang hoá xuất hiện tại TP HCM
Hậu quả của hiện tượng sương mù quang hóa
Sương mù quang hóa cũng làm giảm tầm nhìn của con người và gây nên các bệnh nghiêm trọng về hô hấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở Việt Nam và thế giới.
Bên cạnh đó còn gây hại cho cây trồng với lượng chất độc có trong sương đọng trên lá cây lúc sáng sớm và chiều tà.
Sức khoẻ của con người
Các bệnh về hô hấp ngày càng đa dạng. Chức năng phối bị suy giảm và tổn hại nặng nề khi sống trong vùng có sương mù quang hóa kéo dài. Lâu ngày sẽ xảy ra tình trạng lão hoá và tắc nghẽn mãn tính.
Viêm phế quản, ho kéo dài, khó thở
Sương mù quang hoá gây hại đến cơ quan hô hấp
Hệ thực vật
Khí ozone ở tầng thấp khiến các mô thực vật bị tổn thương. Huỷ hoại lá, làm giảm chức năng tự vệ của thực vật
Đối với những loại cây nhạy cảm với khí ozone sẽ xuất hiện đốm nâu trên bề mặt lá, về sau sẽ chuyển sang màu vàng úa.
Hiện tượng sương mù quang hóa xảy ra trong nhiều ngày sẽ làm tăng nồng độ khí ozone làm phá huỷ hệ thực vật. Bạn cũng đã biết, thực vật đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hằng ngày của con người. Vì lý do này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Vì vậy cần có những phương pháp hợp lý để ngăn ngừa và khắc phục của hiện tượng nghiêm trọng này.
Biện pháp khắc phục
Trồng cây xanh
Cây xanh giúp chuyển hoá sự trao đổi chất của môi trường và con người. Giúp giảm thiểu khí CO2 làm ô nhiễm không khí. Tạo cảm giác thoải mái, không khí trong lành hơn. Thế giới hiện nay đang đẩy mạnh chiến dịch trồng cây gây rừng. Nhằm ngăn chặn hiện tượng sương mù hoá và hơn nữa là một môi trường trong lành.
Hạn chế ra ngoài giữa trời nắng nóng gay gắt
Ánh sáng mặt trời là tác nhân hình thành khí ozone và các thành phần độc hại khác trong khí quyển. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người, vì thế nên cân nhắc việc ra ngoài giữa trời nắng bức. Che chắn an toàn nhằm giảm sự tác động của hiện tượng này.
Thói quen đeo khẩu trang trước khi ra ngoài
Với tác động của quang hóa tạo nên bầu không khí khá ô nhiễm. Đeo khẩu trang là biện pháp thiết yếu và nhanh nhất để thực hiện. Hình thành thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài cũng rất tốt để ngăn chặn các tác nhân xấu khác.
Bổ sung dinh dưỡng như rau củ, trái cây
Bổ sung các loại rau củ tăng đề kháng cho cơ thể
Bên cạnh các biện pháp phòng tránh khi ra ngoài thì cũng cần phải có một sức khỏe và thể trạng thật tốt. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng bắc nguồn từ rau củ quả.