Núi lửa là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào?

Núi lửa gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu nó chưa? Hãy cùng dự báo thời tiết khám phá núi lửa là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

Núi lửa là gì?

Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt. Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn. Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước.

Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi

Núi lửa là gì?

Núi lửa là gì?

Núi lửa phun trào

Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó trở nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin.

Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sunfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.

Núi lửa phun trào

Tại sao núi lửa lại phun trào

Ở Việt Nam có núi lửa không?

Chúng ta đã tìm hiểu núi lửa là gì, vậy bạn có bao giờ thắc mắc ở Việt Nam có núi lửa hay không, hãy tìm câu trả lời dưới đây nhé!

Các nhà khoa học trong và ngoài nước từ lâu đã chứng minh dọc dài nước Việt Nam, đặc biệt ở khu vực miền Trung và Tây nguyên, núi lửa từng hoạt động dữ dội, trong nhiều đợt, ở nhiều giai đoạn khác nhau. Nhiều tài liệu khoa học chính thống, cả trong tâm thức của đồng bào bản địa, đều có sự hiện diện của cái gọi là núi lửa. 

Tuy nhiên, dường như việc nghiên cứu, tìm hiểu, quảng bá các kỳ quan dính dáng đến núi lửa (đang ngủ) ở nước ta vẫn còn là miền đất... bỏ trống. Trong khi những miệng núi lửa ở Tây nguyên đẹp đến bàng hoàng, các thành tạo của dòng dung nham tuôn trào từ thượng cổ đều xứng danh là những thắng cảnh tuyệt mỹ của quốc gia.

Ở Tây nguyên, Pleiku là thành phố nằm bên 15 ngọn núi lửa, có ngọn núi tên là Núi Lửa, có dòng Núi Hoa do nham thạch cháy bỏng tuôn ra giữa đất trời lộng lẫy như hoa, có Biển Hồ đẹp kỳ bí là những miệng núi lửa âm. Đắc Lắc có thác Gia Long đẹp đến nỗi ông Bảo Đại phải đem tên “tổ phụ” mình ra để đặt tên cho con nước ào lên giữa chất ngất các cột bazan núi lửa đã đông kết từ hàng triệu năm trước.

Núi lửa ở Việt NamNúi lửa ở Việt Nam

Đá núi lửa

Đá núi lửa là gì? - Đá núi lửa (tên tiếng Anh: Obsidian) – hay còn được gọi với cái tên Hắc diện thạch – Obsidian là một loại thủy tinh núi lửa tự nhiên, được hình thành khi dung nham đông đặc quá nhanh khiến các tinh thể khoáng chất không có thời gian để phát triển.

Đây là lý do tại sao nó có năng lượng mạnh mẽ như vậy. Nó kết hợp các yếu tố của lửa, nước và đất. Cái tên Obsidian chỉ đơn giản là dùng để chỉ kết cấu thủy tinh, và về mặt kỹ thuật thì đá obsidian có thể có bất kỳ thành phần hóa học nào. Đá núi lửa Obsidian thường được tìm thấy ở rìa của các dòng dung nham rhyolite, vì thành phần hóa học của nó nhiều silica, tạo ra độ nhớt và mức độ trùng hợp của dung nham cao.

Đá núi lửaĐá núi lửa

Một số hiện tượng núi lửa thú vị trên thế giới

Núi lửa Chư Đăng Ya

Nằm ẩn mình giữ rừng xanh đại ngàn hùng vĩ, ngọn núi lửa Chư Đăng Ya luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách và là món quà kỳ diệu mà tạo hóa đã dành tặng cho phố núi Gia Lai. Đến với Chư Đăng Ya hẳn bạn sẽ không khỏi thổn thức bởi nét đẹp trù phú với sắc đỏ mỡ màng của đất đỏ bazan và vẻ hoang sơ quyến rũ. 

Vẻ đẹp của Chư Đăng Ya mang nét bình dị của vùng đất Tây Nguyên nắng gió tuy hoang sơ, mộc mạc nhưng lại quyến rũ đến vô cùng.Nhìn từ trên cao, núi lửa Chư Đăng Ya có hình phễu lớn, với cảnh sắc thiên nhiên đa dạng. Bao quanh núi lửa là những cây cổ thụ, cây bụi và những thửa ruộng hoa màu tươi tốt.

➡️Xem ngay dự báo thời tiết Kon Tum

Núi lửa Tonga

Nhà nghiên cứu núi lửa Richard Arculus, giáo sư danh dự tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết xét về cách phân loại, Hunga Tonga-Hunga Ha’apai là một núi lửa ngầm dưới biển. Tuy nhiên, nó đặc biệt ở chỗ miệng núi lửa lại nhô lên khỏi mặt nước.

Miệng núi lửa trở thành một hố lớn nằm giữa hai đảo đất Hunga Tonga và Hunga Ha’apai. Theo cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hai đảo “trẻ” này cũng được hình thành từ hoạt động phun trào núi lửa.

Núi lửa TongaNúi lửa Tonga

Núi lửa lớn nhất thế giới

Mauna Loa, núi lửa còn hoạt động lớn nhất thế giới, có thể đang chuẩn bị phun trào trở lại khi dữ liệu theo dõi địa chấn và biến dạng cho thấy những trận động đất nhỏ diễn ra thường xuyên.

Theo International Business Times, hoạt động gia tăng ở núi lửa Mauna Loa trên đảo Big Island, Hawaii, được phát hiện vào năm 2013 và đây có thể là tín hiệu báo trước một vụ phun trào.

Núi lửa phun trào dưới biển

Nghe có vẻ khá ngược đời nhưng việc núi lửa tồn tại trong lòng đại dương lại là sự thật, không phải chuyện bịa đặt. Điển hình là quần đảo Hawaii là nơi nổi tiếng về du lịch với những bãi cát trắng trải dài nhưng ẩn sâu dưới lòng biển nơi đây lại có những ngọn núi lửa.

Núi lửa dưới đáy biển hiếm hơn núi lửa trên mặt đất nhưng chúng là những núi lửa hoạt động với tần suất khá cao và mạnh mẽ nhất. Theo một rhống kê, khoảng 75% lượng mắc – ma phun trào mỗi năm trên Trái Đất là từ những núi lửa dưới đáy biển. 

Núi lửa phun trào dưới biểnNúi lửa phun trào dưới biển

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi núi lửa là gì, những thông tin bổ ích về núi lửa mà bạn không nên bỏ qua. Chúng ta hãy chung tay để bảo vệ môi trường sống được tốt hơn nhé.

➡️Có thể bạn quan tâm: Sóng thần là gì? Sóng thần tàn phá nặng nề nhất ở khu vực nào?

Mây cụm 32°

Mây cụm

Cảm giác như 39°.

Mặt trời mọc/lặn

05:20 18:25

Thấp/Cao

24°/32°

Độ ẩm

70%

Áp suất

759.06 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

14.83 km/h

Điểm ngưng

26 °

UV

8.84