Lũ quét là gì? Nguyên nhân hình thành và một số biện pháp phòng tránh

Lũ quét là gì? Lũ quét được hình thành như thế nào và tại sao chúng lại nguy hiểm đến vậy? Đây là những câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc về hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm này. Hãy cùng Dự báo thời tiết ngày mai đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Lũ quét là gì, nguyên nhân hình thành lũ quét?

Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ nơi có địa hình cao xuống thấp, dòng chảy xiết và có sức tàn phá rất lớn.

Lũ quét được hình thành khi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới mang đến một khối lượng nước khổng lồ hoặc do một lượng băng tuyết lớn trên núi tan chảy đột ngột. Chúng cũng có thể được hình thành do vỡ đập hoặc xả lũ đập bất ngờ với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây. (Số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy vào độ rộng và độ dốc của con sông bên dưới đập).

Đặc biệt do tác động của con người như: Chặt phá rừng, gây suy thoái môi trường, phá vỡ cơ cấu bề mặt đất.

Lũ quét là gìLũ quét là gì?

Lũ quét thường xuất hiện ở địa hình như thế nào?

Lũ quét thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm này thường xảy ở vùng đồi núi hay trong thung lũng. Ngoài ra chúng còn xuất hiện ở vùng địa hình có độ che phủ của lớp thực vật thấp, dẫn đến bề mặt lớp đất không ổn định. Sức tàn phá của lũ quét tùy thuộc vào độ dốc địa hình cũng như độ dài và sự “trơn láng” của quãng đường nó đi qua.

Khi dòng chảy của lũ quét bị chặn như đê hay các công trình lớn. Khiến khối lượng nước khổng lồ với tốc độ lớn bị dội ngược lại. Hợp với dòng nước lũ đang chảy xiết tới, tạo nên các tình huống nguy hiểm như xoáy nước hay mực nước dâng lên nhanh hơn. Với tốc độ trên nó có thể nhấn chìm mọi thứ kể cả phao cứu hộ. Dễ nhìn thấy hiện tượng này khi lũ quét ngang qua các khu dân cư sát nhau trong thành phố khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. 

Sức tàn phá của lũ quét rất khủng khiếp, vậy bạn có biết đi cùng với lũ quét là gì không? Đó là sạt lở đất, bùn cùng những thứ mà nó cuốn theo. Sức tàn phá của lũ quét càng yếu nếu nó xuất hiện trên diện rộng, lúc này khối lượng nước bị phân tán ra chứ không tập trung gây nguy hiểm.

Lũ quét thường không xảy ra ở khu vực nào?

Lũ quét không xảy ra ở khu vực đồng bằng hay có sông lớn. Bởi  khu vực đồng bằng không có độ dốc. Không đủ điều kiện tạo ra lũ quét. Còn ở khu vực có sông lớn cũng ít xuất hiện lũ quét vì sông có vai trò điều tiết lượng nước. Nếu lượng nước quá nhiều sẽ tràn đê, gây ngập úng. Và dòng nước chảy với tốc độ dàn trải chậm hơn nhiều so với lũ quét, nó cũng không đủ mạnh để cuốn trôi người hay vật nào. 

Ảnh hưởng của lũ quét

Ảnh hưởng tích cực của lũ quét là gì?

Lũ quét đi qua cũng là lúc những thực vật có khả năng nảy mầm nhanh hơn  và vòng sinh trưởng ngắn cùng với những động vật đặc biệt thích nghi với lũ quét. Nó còn giúp cho các thực vật phát tán hạt trôi dòng nước rất xa để sinh sôi và phát triển.

Lũ quét xuất hiện có thể quét sạch thảm thực vật cũ nhường chỗ cho thảm thực vật mới mọc lên. Cũng như mang màu mỡ từ trên cao xuống thấp bồi đắp cho thảm thực vật dưới thấp. Và đổ vào các con sông lớn để tạo ra một lớp phù sa mới giúp thảm thực vật phát triển tốt hơn với lượng dinh dưỡng mới.

Những ảnh hưởng tiêu cực của lũ quét

Hậu quả của lũ quét để lạiHậu quả lũ quét để lại

Mặc dù lũ quét mang lại nhiều màu mỡ cho đất đai cho thảm thực vật phát triển. Những sức mạnh và sự tàn phá nặng nề của nó đã trở thành thảm họa thiên nhiên. Cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu xem những ảnh hưởng tiêu cực của lũ quét là gì nhé.

Lũ quét là thảm họa thiên nhiên gây con số thương vong cao nhất, cướp đi sinh mạng của nhiều người và cuốn trôi nhiều tài sản, phá hủy hàng trăm cơ sở vật chất…

Khi lũ đi qua, nó mang theo bùn đất, chất thải công nghiệp, sinh hoạt hòa vào dòng nước lũ. Gây ô nhiễm nguồn nước ở những khu vực đó. 

Môi trường trong vùng xảy ra lũ quét cũng bị xuống cấp, thảm thực vật bị phá hủy, đất đai bị rửa trôi, vùi lấp ruộng nương. Dẫn đến hệ sinh thái khu vực mất cân bằng.  Làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất. Có những khu vực ruộng đồng bị xói lở hoặc bị đất đá vùi lấp từ 1 – 2m làm mất hẳn diện tích canh tác.

Hàng loạt các vấn đề cần giải quyết như cung cấp lương thực, nước sạch, điều trị bệnh tật, sửa chữa nhà ở... Để giải quyết các vấn đề trên đòi hỏi cần có một lượng kinh phí không nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của khu vực.

>>>Có thể bạn quan tâm:  Bão là gì? Bão Hình thành từ đâu? Hậu quả của bão với người dân

Các biện pháp phòng tránh lũ quét

Khi hiểu được lũ quét là gì cũng  những tổn hại mà nó gây ra, nhiều bạn thắc mắc rằng có biện pháp nào để phòng tránh lũ quét không? Thông thường, các biện pháp phòng tránh thiên tai nói chung, phòng tránh lũ quét nói riêng được chia làm hai loại: biện pháp công trình và biện pháp phi công trình. Mỗi loại biện pháp có những tác dụng khác nhau để hỗ trợ khắc phục những tác động thiên tai.

Biện pháp phòng tránh lũ quétBiện pháp phòng tránh lũ quét

Những biện pháp công trình

  • Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn
  • Các khu vực thường xảy ra lũ, cần xây dựng các hồ chứa điều tiết lũ 
  • Tổ chức khai thông các đường thoát lũ
  • Ở các khu vực có điều kiện, xây dựng công trình ngăn lũ quét như đê, tường chắn lũ.

Những biện pháp phi công trình

Các biện pháp phi công trình dù không tác động trực tiếp vào dòng nước lũ nhưng nó tác động vào nguyên nhân, cơ chế hình thành lũ quét. Nên có tác dụng hạn chế được những tác hại của lũ quét. Các biện pháp bao gồm:

  • Tuyên truyền giáo dục cho người dân về những tác hại của lũ quét, huấn luyện các phương án phòng chống lũ.
  • Sơ tán dân cư ra khỏi vùng lũ quét, tìm kiếm và cứu trợ khi lũ quét xảy ra.
  • Xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, cầu công cần có kết cấu và có quy hoạch, tránh phủ bê tông tràn lan làm giảm tính thấm của mặt đất.
  • Xây dựng các hệ thống các trạm đo thủy văn, radar thời tiết, dự báo cung cấp các thông tin kịp thời cần thiết trước khi lũ quét kéo đến.

Lũ quét ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Gánh chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, thiên tai nên có nhiều nguy cơ xảy ra lũ quét.

Theo tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Lũ quét xảy ra ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du trên lãnh thổ Việt Nam.

Ở vùng núi phía Bắc, lũ quét thường xuất hiện vào khoảng tháng 6 đến tháng 10. Tập trung ở đầu mùa mưa, và chuyển dần vào phía Nam. Ở miền Trung và Tây Nguyên, lũ quét xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 và nhiều nhất vào tháng 10.

Lũ quét ở Việt NamLũ quét ở Việt Nam

Trong những năm vừa qua, lũ quét ở Việt Nam xuất hiện bất ngờ, sức tàn phá lớn, liên tiếp xảy ra khiến nước ta phải gánh nhiều nhiều tổn thất về người, tài sản…

Theo thống kê, từ năm 1953 - 2016 nước ta đã xảy ra 448 trận lũ quét và sạt lở đất (trung bình 7 trận/năm). Riêng từ năm 2000 đến 2019 đã xảy ra hơn 320 trận, làm thương vong hơn 1000 người, đã làm mức trung bình tăng lên 12 – 16 trận/năm. Phần lớn các trận lũ quét ở Việt Nam đều xảy ra ở vùng núi cao, dân cư thưa thớt.

Hy vọng bài viết trên của Trang dự báo thời tiết đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc “lũ quét là gì?”, nguyên nhân hình thành và các biện pháp phòng tránh lũ quét. Thời tiết, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp do sự biến đổi khí hậu. Vì vậy những trận lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống kinh tế người dân. Để hạn chế điều này, chúng ta cần chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường các bạn nhé.

Mây thưa 33°

Mây thưa

Cảm giác như 40°.

Mặt trời mọc/lặn

05:27 18:20

Thấp/Cao

25°/41°

Độ ẩm

75%

Áp suất

749.31 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

20.38 km/h

Điểm ngưng

28 °

UV

0