Độ cao đỉnh Everest có bị thay đổi không?

Ngày 8/12/2020, Trung Quốc và Nepal đã cùng ra công bố chính thức về độ cao đỉnh Everest mới nhất, chấm dứt sự khác biệt giữa hai quốc gia về đỉnh núi cao nhất thế giới nằm giữa biên giới hai nước. Cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu chi tiết về thông tin này nhé!

Khái quát về dãy núi cao nhất thế giới Everest

everest độ cao

Đỉnh núi cao nhất thế giới là Everest

Đỉnh Everest (tên gọi khác đỉnh Chomolungma) là đỉnh núi cao nhất trên thế giới, về độ cao đỉnh Everest so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848,86 mét, nó đã giảm độ cao 2,4 cm sau trận động đất tại Nepal ngày 25/04/2015 và đã dịch chuyển 3 cm về phía tây nam. Đường biên giới giữa Nepal và Trung Quốc ( Tây Tạng ) chạy qua đỉnh Everest.

Đỉnh Everest thuộc dãy núi Himalaya nằm ở châu Á, là đỉnh núi cao nhất trên thế giới khi so với mực nước biển.

Dãy núi Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Nepal, Pakistan, Myanma, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputra và sông Dương Tử.

độ cao đỉnh everest

Thời tiết everest có tuyết rơi quanh năm, sương dày đặc, gió giật mạnh, nhiệt độ thấp

>>> xem thêm: Khám phá thời tiết Fansipan, đỉnh núi cao nhất nước ta

Nguyên nhân độ cao đỉnh Everest có sự thay đổi

thời tiết everest

Trận động đất tàn phá Nepal là nguyên nhân gây ra sự thay đổi độ cao đỉnh Everest

Theo trang Vox của Mỹ độ cao của đỉnh Everest thay đổi là do:

Tháng 12/2020, Trung Quốc và Nepal đưa ra thông báo chung: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới dường như đã tăng khoảng gần 1 mét.

Tuy nhiên, Vox cho hay, sự thay đổi về độ cao của đỉnh núi cao nhất này có thực sự cao thêm hay không vẫn còn là vấn đề tranh luận.

Những bằng chứng chắc chắn cho thấy, dãy Himalaya ngày càng cao với tốc độ khoảng 5mm/năm. Độ cao tăng vì va chạm kiến tạo, hình thành dãy Himalaya cách đây 50 triệu năm, cho tới ngày nay vẫn tiếp diễn ra.

“Về mặt địa chất, hiện tượng này là do một quá trình va chạm ​​đang diễn ra” - Daniel Roman - nhà trắc địa chính của cơ quan Khảo sát Trắc địa Mỹ ( thuộc cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, chia sẻ.)

Theo chuyên gia Daniel Roman việc đo độ cao và quan sát độ cao tăng dần cụ thể của đỉnh Everest là điều nên làm.

Năm 2015, Trận động đất tàn phá Nepal và các khu vực xung quanh cũng có thể là nguyên nhân làm thay đổi độ cao của dãy Himalaya.

Tuy nhiên, yếu tố đo lường cũng có khả năng tác động tới sự thay đổi độ cao của đỉnh núi cao nhất thế giới. Phương pháp đo lường được sử dùng là đo mực nước biển. Mực nước biển chính là độ cao cơ sở để đo hầu hết độ cao tự nhiên trên trái đất. Tuy nhiên, đo lường theo mực nước biển không đồng nhất trên toàn cầu, việc tìm mực nước biển địa phương đòi hỏi phải có khảo sát, đo trọng lực chính xác.

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia đã đưa ra một phương pháp khả thi khác để đo độ cao của những ngọn núi, trong đó có Everest, có thể tránh được các vấn đề về mực nước biển, chính là sử dụng tâm trái đất làm cơ sở. Nếu sử dụng phương pháp đo này, một số ngọn núi sẽ thực sự cao hơn cả đỉnh Everest.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về độ cao đỉnh Everest. Đừng quên truy cập ngay trang web dự báo thời tiết Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin bổ ích khác nhé!

Mưa nhẹ 30°

Mưa nhẹ

Cảm giác như 37°.

Mặt trời mọc/lặn

05:27 18:20

Thấp/Cao

25°/41°

Độ ẩm

89%

Áp suất

750.06 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

11.12 km/h

Điểm ngưng

28 °

UV

0