Công thức lực ma sát trượt - Vật lý lớp 10

Công thức lực ma sát là lực gây cản trở chuyển động, thường xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa 2 bề mặt của vật chất. Trong bài viết này web dự báo thời tiết sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm lực ma sát là gì, công thức tính lực ma sát trượt cũng như một số bài tập về lực ma sát trượt.

Khái niệm lực ma sát trượt

lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt là khái niệm để chỉ lực ma sát được sinh ra khi một vật chất chuyển động trượt trên một bề mặt, bề mặt tác dụng lên vật ở chỗ tiếp xúc một lực ma sát trượt, gây cản trở chuyển động của vật ở trên bề mặt đó.

Các đặc điểm của lực ma sát trượt

  • Có phương song song với bề mặt tiếp xúc.
  • Điểm đặt lên vật sát với bề mặt tiếp xúc.
  • Độ lớn: Fmst = μt N, N là độ lớn áp lực
  • Ngược chiều so với chiều chuyển động tương đối với bề mặt tiếp xúc.

Đặc điểm độ lớn của lực ma sát trượt

  • Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc cũng như tốc độ của vật.
  • Phụ thuộc vào tình trạng và vật liệu của 2 mặt tiếp xúc.
  • Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

Giới thiệu về hệ số ma sát trượt

  • Là hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của áp lực và lực ma sát trượt.
  • Có ký hiệu là: μt, được đọc là “muy t”.
  • μt phụ thuộc vào tình trạng và vật liệu của hai mặt tiếp xúc.

Công thức lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt có công thức là: Fmst = µt N

Trong đó:

  •  Fmst là ký hiệu của độ lớn của lực ma sát trượt (N)
  •  µt là ký hiệu của hệ số ma sát trượt
  •  N: là ký hiệu chỉ độ lớn áp lực (phản lực) (N)

Ví dụ về công thức tính lực ma sát trượt

Kéo một vật trượt đều theo phương ngang với một lực Fk có phương như hình vẽ dưới đây

công thức tính lực ma sát

Áp lực N’ chính là lực nén của m lên bề mặt tiếp xúc đặt tại mặt tiếp xúc, sinh ra phản lực N cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn, có điểm đặt tại vật m.

Ta có: Fmst=µ.N’=µ.N=µ.m.g

Lực kéo Fk hợp với phương ngang một góc α, lực được phân thành 2 lực thành phần có phương hướng lên trên giúp nâng vật lên và trượt đều theo phương ngang. Trong trường hợp này, lực nâng đã giúp làm giảm áp lực mà vật đã nén xuống sàn, vì thế, trong trường hợp này, Công thức lực ma sát trượt là:

Fmst=µ.N’=µ.N=µ(P – F1)=µ.mg – µ.Fksinα​

Nếu lực Fk có độ lớn tăng dần khi Fk chưa đủ lớn thì độ lớn của lực ma sát nghỉ Fmsn=Fk cho đến khi Fk đủ lớn vật bắt đầu trượt đều => Fmst=(Fmsn)max

Một số bài tập về công thức lực ma sát trượt

Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt

Đáp án:

Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này chuyển động trượt trên vật khác, có hướng ngược với hướng của vận tốc, có độ lớn không phụ thuộc vào diện tích của mặt tiếp xúc và tốc độ của vật, tỉ lệ với độ lớn của áp lực, phụ thuộc vật liệu và tình trạng hai mặt tiếp xúc.

Công thức của lực ma sát trượt: Fmst = µt.N

Trong đó:

N: áp lực.

µt: hệ số ma sát trượt.

Khái niệm hệ số ma sát trượt là gì? Phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức của lực ma sát trượt?

Đáp án

  • Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt.
  • Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.
  • Công thức của lực ma sát trượt: Fmst = µt.N

Trong đó

  • µt là hệ số ma sát nghỉ
  • N là áp lực lên mặt tiếp xúc.

Tìm hiểu thêm: Công thức máy biến áp Vật Lý lớp 12

Trên đây là những toàn bộ kiến thức về khái niệm, ví dụ, bài tập và công thức lực ma sát trượt trong vật lý. Hi vọng bài viết này đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình học tập của mình. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo về kiến thức giáo dục của ThoitietEdu nhé

Mưa vừa 25°

Mưa vừa

Cảm giác như 26°.

Mặt trời mọc/lặn

05:25 18:21

Thấp/Cao

24°/31°

Độ ẩm

83%

Áp suất

756.81 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

16.67 km/h

Điểm ngưng

22 °

UV

0.43