Chùa Hương Hà Nội ở đâu? Review chùa Hương tại Hà Nội

Chùa Hương Hà Nội là một ngôi chùa nằm trong quần thể du lịch tâm linh ở Bắc Bộ nước ta. Nếu là một tín đồ của Phật Giáo thì chắc hẳn, bạn sẽ mong muốn được một lần đến nơi đây. Cùng Dự báo thời tiết review chùa Hương có gì đặc biệt ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Chùa Hương ở đâu Hà Nội?

Chùa Hương hay Chùa Hương Sơn có vị trí nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đực, Thành phố Hà Nội và nằm ven bờ phải của sông Đáy. Chùa Hương cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km. Nơi đây được mệnh danh là địa điểm du lịch tâm linh đặc sắc bậc nhất Hà Nội.

Lý do là vì chùa Hương Hà Nội là một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ thần phật, đền thờ, hang động,... Trung tâm của chùa Hương nằm trong động Hương Tích và được gọi là chùa Trong. Đây là một địa điểm tâm linh nổi tiếng hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Chùa Hương Hà Nội

Có một số người thường nhầm lẫn khi nhắc đến địa chỉ của chùa Hương là ở Hà Nội hay Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trên thực tế, ở Việt Nam không chỉ có một ngôi chùa Hương mà là hai. Đó là chùa Hương Hà Nội và chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Vì vậy, khi nói đến chùa Hương hãy hỏi lại người hỏi “chùa Hương ở tỉnh nào”  và trả lời cho thích hợp nhé.

Lịch sử Chùa Hương Hà Nội

Có nhiều tài liệu chứng minh rằng, chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ XV, sau đó được xây dựng với quy mô chính vào cuối thế kỷ XVII dưới thời vua Lê Huy Tông (1680 - 1704). 

Năm 1947, chiến tranh Đông Dương nổ ra, ngôi chùa bị hư hại nặng nề.

Năm 1951, Hoà thượng Thanh Chân đã cho dựng lên từ đống tro tàn đổ nát 6 gian nhà tranh đề có nơi tu hành và nhang khói. 

Đến năm 1989 mới được Hòa thượng Thích Viên Thành và Thích Thanh Chân phục dựng lại. Khánh thành năm 1991.

Năm 1994, cổng Nam Thiên Môn của chùa cũng được hoàn thành, đứng sừng sững giữa núi rừng Hương Sơn. Những năm sau đó, tiếp nối Tông phong Hương Tích, Thượng tọa Thích Minh Hiền - trụ trì đời thứ 12 của chùa Hương đã cho mở mang xây dựng thêm nhiều công trình mới. Đến nay, chúng ta được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, rất đẹp ở chùa Hương Hà Nội.

Những điểm đến thú vị ở chùa Hương

Khi đến quần thể văn hóa - tôn giáo chùa Hương, bạn đừng nên bỏ qua những địa điểm tham quan dưới đây:

Bến Đục Chùa Hương Hà Nội

Khi di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến Chùa Hương, Bến Đục là điểm đến đầu tiên và không thể thiếu trong lộ trình chuyến đi. Xuất phát từ Bến Đục, đi qua Suối Yến khoảng 4km, bạn sẽ đến với núi Hương.

Bến Đục Chùa Hương

Suối Yến

Suối Yến (hay Yến Vĩ) chảy giữa hai ngọn núi, có chiều dài khoảng 4km. Là con đường thủy duy nhất để đến chùa Hương. Trên thuyền rong ruổi trên Suối Yến, bạn sẽ gặp nhiều phong cảnh xinh đẹp động lòng người.

Đền Trình 

Đền Trình (hay Đền Thượng Quan) cách Bến Đục khoảng 300m, là ngôi đền đầu tiên bạn đến sau khi xuống đò. Ngôi đền được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc hùng vĩ, hoang sơ.
Đến Trình đã bị phá hủy nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh chống Pháp vào thế kỷ XX và được xây dựng lại vào năm 1992. 

Chùa Thiên Trù

Ngôi chùa đầu tiên khi bạn đến ghé thăm quần thể chùa Hương là chùa Thiên Trù (bếp trời) hay còn được gọi là chùa Ngoài. Đây là nơi diễn ra các lễ hội khai mạc và nằm trong khu phức hợp của chùa. Nơi đây có kiến trúc đặc biệt và giá trị tôn giáo. Thêm vào đó, ở đây còn có ngôi Bảo tháp Viễn Công là nơi an táng của thiền sư Viên Quang - người khai sơn lập chùa.

Chùa Thiên Trù tọa lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng và hoàn thành vào năm 1467, đi từ bến đò vào chùa khoảng 40 phút đi bộ.

Chùa Giải Oan

Đây là ngôi chùa nằm giữa đường khi đến tham quan chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Chùa Giải Oan có ý nghĩa là “Ngôi chùa của sự xuất hiện”. Người dân tin rằng các vị thần ở đây có thể thanh lọc tâm hồn và đau khổ, ban phúc cho những gia đình không có con cái.

Điểm nổi bật của ngôi chùa này chính là Suối Giải Oan chảy ra từ chín nguồn và Giếng Long Tuyền có làn nước trong xanh tự nhiên.

Động Hương Tích - Chùa Hương Hà Nội

Động Hương Tích hầu như được xem là điểm đến chính của du khách khi đến với quần thể chùa Hương. Vì ở trong động này có chùa Hương, hay còn gọi là chùa Trong.

Lỗi vào hang động Hương Tích như một cái miệng rồng đang há miệng. Trên tường có khắc dòng chữ cổ “Nam Thiên Đệ Nhật Động”, tạm dịch là “Động Cực Nhất của Nam Giới”, được phát hiện từ năm 1770. 

Bước vào chùa Trong, là các bức tượng phật lớn Quan Thế  m và các vị Phật khác được tạc từ đá xanh. Ngoài ra, trong động có rất nhiều nhũ đá và măng đá tự nhiên. Du khách đến đây thường cho rằng khi sờ vào các nhũ, măng đá, may mắn sẽ đến với họ.

Động Hương Tích Chùa Hương Hà Nội

Để đến động Hương Tích, bạn có thể chọn leo núi hoặc đi cáp treo. Hành trình leo núi sẽ rất vất vả và khó khăn. Vì vậy, nếu bạn không phải là người có kinh nghiệm leo núi, hãy chọn phương án an toàn hơn là đi cap treo để ngắm được toàn cảnh núi rừng nhé.

Chùa Thanh Sơn

Là ngôi chùa có cả lối vào từ phía sông và núi, với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Chùa Thanh Sơn là một địa điểm không thể bỏ qua của nhiều du khách khi đến đây.

Động Long Vân

Đi từ bến Long Vân leo cao khoảng 150m sẽ tới được chùa Long Vân. Đi một đoạn nữa, qua eo núi là đến động Long Vân, nơi có không gian thoáng đãng, rộng rãi.

Hang Sũng Sàm

Hang Sũng Sàm có độ cao 100m, hang rộng khoảng 15m, cửa hang hướng phía Tây Nam.

Chùa Bảo Đài

Đây là ngôi chùa nằm dưới chân núi, có phong cách kiến trúc đặc trưng thời nhà Nguyễn.

Động Tuyết Sơn

Có vị trí nằm ở giữa núi, đường đến động tương đối dễ, bên trong động có vô số nhũ đá hình thù kỳ lạ và đẹp mắt.

>>>Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp địa điểm ăn vặt Hà Nội đảm bảo ngon nhức nách

Lễ hội ở chùa Hương Hà Nội

Lễ hội chùa Hương là một trong những sự kiện tôn giáo lớn nhất sau Tết Nguyên Đán ở miền Bắc nước ta. Lễ hội này thu hút hàng triệu Phật tử và du khách từ thập phương. Đây cũng là lễ hội có thời gian dài nhất ở Việt Nam, bắt đầu từ ngày 06 tháng Giêng  m lịch đến ngày 06 tháng Ba  m lịch. Tuy nhiên, lễ hội chính diễn ra từ ngày 15 - 20 tháng Hai  m lịch.

Trong lễ hội, có nhiều sự kiện tâm linh diễn ra bao gồm lễ dâng hương, lễ rước và lễ thiền. Lễ hội này tôn vinh ba tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, thu hút hàng nghìn lượt khách hành hương. Họ đến đây để cầu nguyện cho một năm mới an khang và thịnh vượng. Những người khó có con cũng đến để cầu mong con cái. 

Lễ Hội Chùa Hương

Điều đó khiến tất cả những người tham gia lễ hội phải cố gắng vượt qua chặng đường khó khăn để đến Động Hương Tích. Mọi người tin rằng các vị thần sẽ lắng nghe điều ước của họ và giúp chúng thành hiện thực. Ngoài việc khám phá truyền thống và văn hóa Việt Nam, du khách còn có thể tham gia các trò chơi truyền thống thú vị như thi thổi cơm và thi kéo co...

Giờ mở cửa và giá vé tham quan chùa Hương

Chùa Hương bắt đầu mở cửa đón khách từ 5h00 a.m đến 5h00 p.m, bạn có thể tranh thủ đi từ Hà Nội đến bến Đục để tận hưởng không khí trong lành của buổi sáng.

Các dịch vụ được cung cấp tại lễ hội có giá khác nhau. Vé dịch vụ xe điện có giá là 10.000 đồng/người/lượt và đồng giá cho cả 3 tuyến. Giá vé tham quan thắng cảnh và xuồng đò là 130.000 đồng/người, trong khi giá vé gửi ô tô dao động từ 10.000 đồng đến 12.000 đồng/giờ, tùy vào loại xe. Ban tổ chức lễ hội đã niêm yết giá dịch vụ xuồng đò cho các tuyến. Tuyến đò đi Hương Tích có giá 50.000 đồng/người/2 lượt và tuyến đò đi Long Vân - Tuyết Sơn có giá 30.000 đồng/người/2 lượt.

Lưu ý: Giá vé trên được cập nhật mới nhất từ năm 2023 và có thể bị thay đổi ở những năm kế tiếp.

Thời điểm lý tưởng đi du lịch chùa Hương Hà Nội

Bạn có thể đến thăm chùa Hương ở Hà Nội vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Mỗi thời điểm đều có đặc điểm riêng để khám phá, cụ thể:

  • Tháng 1 đến tháng 4: Đây là thời điểm mùa hành hương đầu năm diễn ra, cũng là thời điểm đông đúc nhất tại chùa Hương. Bạn có thể hòa mình vào không khí náo nhiệt và tươi vui của lễ hội ở nơi đây.
  • Tháng 5 đến tháng 9: Đây là mùa mà hoa gạo hai bên bờ suối Yến bắt đầu nở rộ. Thời điểm này đủ để bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của thực vật hai bên bờ suối Yến.
  • Tháng 10 đến tháng 12: Hoa súng bắt đầu nở vào thời gian này, tạo nên không gian thơ mộng, lãng mạn tại chùa Hương. Bạn có thể ngắm nhìn những hoa súng trên mặt nước suối Yến và những hoa lau trắng trên cánh đồng cách suối Yến không xa.

Thời điểm lý tưởng để đi chùa Hương

Lưu ý khi đi chùa Hương

Khi đến chùa Hương, bạn nên lưu ý các điều sau:

  • Trang phục của bạn nên lịch sự và kín đáo.
  • Nếu bạn có ý định đi lễ chùa, hãy chuẩn bị lễ trước ở nhà để tránh bị ép giá.
  • Khi mua đặc sản hay đồ lưu niệm tại chùa, hãy kiểm tra hạn sử dụng (nếu có) và trả giá trước khi mua.
  • Do lượng du khách đến tham quan chùa Hương rất đông, hãy chú ý bảo quản tư trang cá nhân của mình.
  • Hãy chuẩn bị thức ăn vặt và nước uống cho mình trước khi đến chùa Hương để tránh mua với giá cao hơn.
  • Hãy xem trước dự báo thời tiết Hà Nội và chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho một chuyến đi thuận tiện hơn.

Trên đây là những thông tin về chùa Hương Hà Nội và những lưu ý khi đến đây. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng này nhé.

Bầu trời quang đãng 26°

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 26°.

Mặt trời mọc/lặn

06:12 17:13

Thấp/Cao

20°/26°

Độ ẩm

44%

Áp suất

760.56 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

5.54 km/h

Điểm ngưng

13 °

UV

0.67