Đặc điểm các tầng khí quyển và tầm quan trọng

Hành tinh của chúng ta được bao trùm bởi “một đại dương khí” khổng lồ. Lớp khí này nuôi dưỡng mọi sự sống trên Trái Đất, gồm nhiều đám mây hình thành bởi hơi nước thả xuống những cơn mưa mang lại sự sống. Nhưng chắc hẳn ở ngoài kia – ngoài Trái Đất chúng ta không hề biết có các tầng khí quyển nào, đặc điểm của từng tầng và bầu khí quyển có vai trò quan trọng gì? Cùng Dự báo thời tiết cuối tuần tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Khí quyển là gì?

khí quyển là gì

Khí quyển là gì?

Khí quyển là một biển lớp chất khí bao quanh hành tinh của chúng ta, được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Thành phần gồm: Nitơ (78,1%), Oxi (20,9%), một lượng nhỏ Agon (0,9%), CO2 (0,035%), hơi nước và một số chất khác.

Bầu khí quyển hấp thụ bức xạ tia cực tím của Mặt Trời tạo ra sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Bầu khí quyển có mật độ không khí không đồng đều, giảm dần theo độ cao. Phần lớn khối lượng không khí nằm trong khoảng 10 km đầu tiên của bề mặt hành tinh.

Không có ranh giới rõ ràng giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ.

Còn nhiệt độ của khí quyển sẽ biến đổi theo độ cao so với mực nước biển. Ở chiều cao khác nhau so với mực nước biển nhiệt độ sẽ có các thay đổi khác nhau.

Đặc điểm các tầng khí quyển

Các tầng khí quyển có đặc điểm như thế nào

Các tầng của khí quyển có đặc điểm như thế nào?

Tầng đối lưu

Tầng đối lưu

Tầng đối lưu - tầng thấp nhất của khí quyển 

Bắt đầu từ mặt đất lên tới độ cao 16 km đây là tầng đối lưu – tầng thấp nhất, phụ thuộc theo vĩ độ và các yếu tố thời tiết. Ở hai vùng cực là khoảng 10 km.

Cứ lên cao thêm 100 m, nhiệt độ sẽ giảm 0,6 độ C. Không khí ở đây chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng và khí.

Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.

Chúng ta sẽ gặp sương mù và các đám mây, mưa, mưa đá, tuyết, sấm chớp, bão,… tất cả đều diễn ra ở tầng đối lưu này.

Tầng bình lưu

Tầng bình lưu

Tầng bình lưu

Nằm trên tầng đối lưu và nằm dưới tầng trung lưu. Từ độ cao của tầng bình lưu đến khoảng 50 km, khi lên đến tầng này thì phải đeo ống dưỡng khí vào nhé. Ở đây không khí rất loãng nhìn rất rõ bên ngoài bởi bụi và nước rất ít.

Không khí chuyển động theo chiều ngang là chính. Nhiệt độ tăng dần theo độ cao.

Trong tầng bình lưu có một lớp không khí với nồng độ Ozon cao được gọi là tầng Ozon. Tầng này có lớp Ozon dày giúp hấp thụ, ngăn cản tia cực tím có hại từ Mặt Trời.

Tầng này cũng là tầng máy bay bay khắp nơi đấy. Vì tầng bình lưu không bị thời tiết ảnh hưởng.

Tầng trung lưu (Tầng trung gian)

Tầng trung lưu

Tầng trung lưu

Nằm phía trên tầng bình lưu với độ cao 80 km từ bề mặt Trái Đất, ở đây nhiệt độ là -75 độ C, lạnh nhất là -90 độ C, nhiệt độ sẽ giảm dần theo từng độ cao.

Đây là một trong các tầng khí quyển mà thiên thạch bị đốt cháy khi tiến vào.

Chỉ có một ít nước, thỉnh thoảng xuất hiện một đám mây bạc, gọi là mây dạ quang.

Tầng điện ly (Tầng nhiệt)

Tầng điện ly

Tầng điện ly

Từ 80 – 85 km đến khoảng 1000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2000 độ C. Nhiều nguyên tử bị ion hoá ở tầng này và ở đây cũng thấy có điện tích nữa.

Tầng này sẽ phản xạ lại các sóng vô tuyến trên Trái Đất do đó các sóng vô tuyến phải lên tới đây mới truyền về các nơi khác nhau trên Trái Đất.

Các khí Oxi, Nitơ, hơi nước, cacbondioxit,…bị phân tách thành các nguyên tử.

Tầng ngoài

Tầng ngoài

Tầng ngoài

Tiếp tục từ 1000 km đến 10.000 km là tầng ngoài, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500 độ C.

Không khí ở đây ra loãng, nhiệt độ rất cao. Các phân tử và nguyên tử cũng chuyển động với tốc độ rất cao, chúng dường như đang vùng vẫy cố thoát ra khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất để lao vào khoảng không vũ trụ. Do đó, tầng này còn có tên gọi là tầng thoát ly.

Nhưng tại sao nhiệt kế lại chỉ thấp < 0 độ C? Bởi vì mật độ không khí cực kỳ thấp nên sự truyền nhiệt ở mức độ có thể đo đạc được là rất khó xảy ra.

Vượt qua tầng này thì chúng ta sẽ đi vào khoảng không vũ trụ.

Xem thêm: Dự báo thời tiết Đà Nẵng hôm nay

Vai trò của các tầng khí quyển

Vai trò của tầng khí quyển

Vai trò quan trọng của tầng khí quyển

Nếu một ngày Trái Đất không còn khí quyển thì sẽ ra sao? Bởi vậy tầng khí quyển có vai trò vô cùng quan trọng.

  • Là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất là một trong những nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một số sinh vật.
  • Quyết định trong việc cân bằng năng lượng trên Trái Đất, làm cho khí hậu ôn hoà, giữ cho nhiệt độ không tăng cao, tạo điều kiện sống cho sinh vật.
  • Tạo nên sự tuần hoàn nhiệt trên Trái Đất, thay đổi bất kỳ khâu nào trong vòng tuần hoàn này đều có thể gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu.
  • Là vai trò bảo vệ của tầng Ozon giúp Trái Đất tránh được sự tác động của tia tử ngoại từ Mặt Trời đến Trái Đất.
  • Cung cấp khí Oxi để hô hấp.
  • Như một “cái khiên” che chắn, ngăn cản sự tàn phá nặng nề của thiên thạch rơi, bụi vũ trụ lao vào Trái Đất. Tuy nhiên khi gặp các tầng khí quyển nó sẽ bị chệch hướng rồi lao vào vũ trụ bao la. Nếu xâm nhập vào sẽ bị ma sát, tiêu tán thành bụi và các tia lửa.
  • Khả năng bao bọc và giữ nhiệt độ cho sự sống, giúp cho nhiệt độ vào ban đêm không quá lạnh lẽo,…
  • Chứa các chất khí Oxi, Nitơ, Cacbonic,… đây là các chất khí cần thiết cho quá trình hô hấp, quang hợp của mọi sinh vật trên Trái Đất.

Qua bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm các tầng khí quyển cũng như là vai trò của nó. Bầu khí quyển cần sự bảo vệ của con người, hy vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn cùng mình luôn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nhé, để cùng bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

 

Bầu trời quang đãng 20°

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 20°.

Mặt trời mọc/lặn

06:11 17:14

Thấp/Cao

19°/29°

Độ ẩm

77%

Áp suất

763.56 mmhg

Tầm nhìn

9 km

Gió

9.25 km/h

Điểm ngưng

16 °

UV

0