Bình Thuận ở đâu trên bản đồ Việt Nam?

Bạn là người thuộc miền nào của hình cong chữ S trên bản đồ Việt Nam? Bạn có biết chắc chắn Bình Thuận ở đâu hay không? Nếu bạn còn băn khoăn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác thì trang dự báo thời tiết là một địa điểm hợp lí nhất để bạn có kiến thức sâu hơn về Bình thuận nhé!

Bình Thuận ở đâu?

Bình Thuận là một tỉnh nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với đường bờ biển dài 192km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) xuống khu vực bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ngoài việc giáp với hai tỉnh trên, Bình Thuận còn giáp với các tỉnh khác như Lâm Đồng ở phía Bắc; Đồng Nai ở phía Tây.

Bình Thuận ở đâu

Bình Thuận ở đâu trên bản đồ Việt Nam

Theo như bản đồ phía trên, cũng như các tài liệu sách giáo khoa thì ta đã giải thích được câu hỏi "Bình Thuận ở đâu?" và hầu như là tỉnh Bình Thuận được ghi chép thuộc khu vực Trung Bộ.

Nếu bạn để ý trong mục dự báo thời tiết, bạn sẽ thấy ở mục dự báo thời tiết cho các tỉnh thành phố, MC dẫn chương trình sẽ thường nói “Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận (Nam Trung Bộ)…”. Mặt khác, khi chuyển sang dự báo thời tiết trên biển thì sẽ là “Khu vực biển từ Bình Thuận đến Cà Mau…” vì biển tỉnh Bình Thuận khu vực Nam của biển Đông.

Lịch sử hình thành tỉnh Bình Thuận

Trên bản đồ hình chữ S của nước ta, các bạn có đoán được tỉnh Bình Thuận ở đâu hay không? Tỉnh có dãy đất chuyển hướng từ Nam sang Tây của phần còn lại vùng Nam Trung Bộ nước ta.

Đầu tiên, Phía Đông và phía Nam của tỉnh Bình Thuận sẽ giáp với Biển Đông còn về phía Tây giáp với tỉnh Lâm Đồng – nơi có thành phố Đà Lạt xinh đẹp, thu hút rất nhiều khách du lịch. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận. Phía Tây giáp liền với tỉnh Đồng Nai và cuối cùng ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận giáp Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ở tỉnh Bình Thuận Phan Thiết là trung tâm của thành phố - thành phố ven biển nơi tập trung nhiều dân cư và tập trung nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trải dài khắp thành phố. Phan Thiết cách thành phố Nha Trang 250km, cách thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ 200km về hướng nam, và cách thủ đô Hà Nội khoảng 1518km về phía Bắc.

Sỡ dĩ trước kia, Bình Thuận được bao gồm địa giới của 2 tỉnh cũ là Bình Thuận (nửa phía Đông Bắc và Bình Tuy (nửa phía Tây Nam). Vào khoảng trước 1975, tỉnh Bình Thuận cũ, nửa phía Bắc của Bình Thuận được xếp thuộc Nam Trung Bộ. Trong khi đó, khu vực nửa phía Nam tỉnh Bình Thuận hiện tại – tỉnh Bình Ty lại được sắp xếp vào khu vực Đông Nam Bộ. Đó cũng chính là lí do mà đến tận bây giờ vẫn còn nhiều người không biết Bình Thuận hiện tại ở đâu nước ta.

Bình Thuận có bao nhiêu đơn vị hành chính? Ga Bình Thuận nằm ở đâu?

Theo đơn vị hành chính cấp huyện tỉnh Bình thuận gồm: 10 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện cùng với 124 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 19 phường, 12 thị trấn và 93 xã. Các bạn có đoán được Ga Bình Thuận ở đâu trên bản đồ chữ S Việt Nam? Ga Bình Thuận hay còn gọi là Ga Mương Mán tọa lạc tại xã Mương Mán huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; và con tàu chạy theo hướng chính là Bắc - Nam.

ga tàu Bình Thuận

Ga tàu tỉnh Bình Thuận

Nền kinh tế tỉnh Bình Thuận có gì đặc biệt?

Năm 2019, tỉnh Bình Thuận tăng trưởng khá tốt, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh tăng 11,09% - mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2010 đến nay, khẳng định vai trò Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm là đang được tăng tốc. Bình quân đầu người đạt khoảng 62 triệu đồng, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm 2018. Công nghiệp chế tạo – chế biến và sản xuất, phân phối điện chiếm phần lớn, tăng trưởng liên tục, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh.

Điều kiện tự nhiên

Khí hậu

Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, tỉnh Bình Thuận quanh năm chỉ toàn nắng và gió, không có khái niệm về mùa đông và được coi là nơi khô hạn nhất cả nước. ở đây, khí hậu được phân làm 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – tháng 10, mùa khô là từ tháng 11 – tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, trên thực tế, mùa mưa chỉ diễn ra vào tháng 3, tháng 8, 9 và tháng 10 nên hầu hết là mùa khô sẽ kéo dài hơn.

Địa hình

Nhắc đến địa hình tỉnh Bình Thuận để lí giải thắc mắc Bình Thuận ở đâu của các du khách, địa hình của tỉnh chủ yếu là đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, gồm 4 dạng núi cơ bản như: núi thấp, đồi cát, đồng bằng và cồn cát ven biển…; địa hình hẹp chạy ngang theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.

Xem thêm: Bắc Kạn ở đâu trên bản đồ Việt Nam

Sông ngòi

Tại Bình Thuận, sông ngòi có lượng nước không điều hòa, ngắn, mùa mưa làm nước sông chảy siết mạnh, mùa nắng làm sông khô hạn, nước ít. 6 con sông lớn là sông Lũy, sông Cái, sông Lòng Sông, sông La Ngà , sông Cà Ty và sông Phan,… được bắt qua khu vực Bình Thuận.

1.1 Sông Lũy: bắt nguồn từ cao nguyên Tuyên Đức đến ranh giới quận Hòa Đa, chảy dọc theo hướng Bắc – Nam, chiều dài khoảng 40 cây số rồi rẽ ra biển. Còn chảy theo hướng Tây – Đông và độ dài hơn 20 cây số, lòng sông hẹp, quanh co, vào mùa mưa, thường gây ra lụt lội.

1.2 Sông Cái: có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Đồng chảy qua địa phận Thiện Giáo, theo hướng Bắc – Nam và dài khoảng 40 cây số.

1.3 Sông Lòng Sông: phát nguyên từ dãy núi của ranh giới 2 tỉnh là Ninh Thuận – Bình Thuận, chảy theo chiều Bắc – Nam, dọc 2 quận Tuy Phong và Phan Lý Chàm; có chiều dài khoảng 40 cây số (từ nguồn ra cửa biển)

1.4 Sông La Ngà: bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ven thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng có chiều dài trên 272 km; đổ về hồ Trị An.

1.5 Sông Cà Ty: có dòng chảy từ cao nguyên phía Tây theo hướng Đông Nam và dài khoảng 27 cây số.

1.6 Sông Phan: có nguồn gốc từ nhiều suối ở xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh; chảy theo hướng nam qua xã sông Phan tới thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân đổi sang hướng đông nam rồi đổ ra biển Đông xã Tân Hải, La Gi; chiều dài khoảng 55 km đi qua và làm ranh giới giữa các huyện Hàm Tân và Hàm Thuận Nam, xã La Gi và huyện Hàm Thuận Nam.

cảnh đẹp Bình Thuận

Cảnh đẹp tỉnh Bình Thuận

Dân cư

Theo cập nhật gần đây, dân số tỉnh Bình Thuận đạt 1,36 triệu tính đến năm 2022. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, xã và thành phố; người dân tập trung đông ở thành phố lớn Phan Thiết: chiếm gần ¼ dân số toàn tỉnh, thưa thớt tại Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân.

Bình Thuận gồm có 34 dân tộc cùng sinh sống với nhau trong đó đông nhất là dân tộc Kinh tiếp đến là các dân tộc khác như Hoa, Chăm,…Tính đến tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau, Công Giáo là chiếm phần nhiều nhất khoảng 188.996 người, tiếp là Phật giáo gồm 130.016 người, đạo Hồi giáo có 29.550 và các đạo khác.

Sương mờ 22°

Sương mờ

Cảm giác như 22°.

Mặt trời mọc/lặn

06:13 17:13

Thấp/Cao

16°/25°

Độ ẩm

83%

Áp suất

762.06 mmhg

Tầm nhìn

5 km

Gió

5.54 km/h

Điểm ngưng

19 °

UV

0