Áp thấp nhiệt đới là gì? Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hằng năm

Áp thấp nhiệt đới là gì?

Là hiện tượng hình thành vùng xoáy trên diện rộng ở các biển, đại dương và đất liền, sức gió vùng áp thấp dao động 39-61km/h và bắt đầu hình thành bão tại mức 62km/h.

Áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông hằng năm

Biển Đông là một trong những vùng chịu ảnh hưởng thường xuyên của áp thấp. Hằng năm, biển Đông phải hứng chịu trung bình 11-12 xoáy thuận nhiệt đới, trong số đó có thể suy yếu đi hoặc hình thành lớn mạnh hơn thành bão gây nên nhiều hậu quả nghiêm trong cho các tàu thuyền đánh bắt xa bờ và thậm chí trong đất liền.

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông 

Nguyên nhân và tác hại của áp thấp nhiệt đới

Nguyên nhân

Để hình thành áp thấp nhiệt đới cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố gây nên như: hơi nước, gió, khí áp, nhiệt độ và những vùng có khí hậu nóng nhiệt đới. Đó là lí do áp thấp thường xảy ra ở những vùng nóng, đại dương hay các biển nhiệt đới nóng.

Khi một vùng nào đó trong không khí nóng lên, sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ của cả các vùng lân cận, khí áp giảm. Điều này sẽ gây nên sự hút gió hay tràn về khí áp cao hơn ( gió di chuyển từ nơi có áp suất cao về nơi có áp suất thấp_theo lực Coriolis)

Ảnh hưởng từ lực Coriolis thì ở bán cầu Bắc, hướng gió sẽ lệch về bên phải tạo xoáy nghịch nhiệt đới, và ngược lại ở bán cầu Nam thì hướng gió lệch sang bên trái hình thành nên xoáy thuận nhiệt đới.

Ví dụ đơn giản cho thấy khi xả bồn cầu nhà vệ sinh tại các nước thuộc bán cầu Bắc nước sẽ xoáy ngược chiều kim đồng hồ, ngược với các nước thuộc bán cầu nam sẽ xoáy theo cùng chiều kim đồng hồ.

Tác hại

Áp thấp nhiệt đới do gió giật mạnh tại những vùng nó tập trung, gây nên mưa to,gió lớn và lũ lụt cho người dân và các tàu thuyền đánh bắt nhỏ xa bờ không đủ các trang bị cho phòng hộ áp thấp.

Áp thấp nhiệt đới gây lũ lụt ở miền Trung

Áp thấp nhiệt đới gây lũ lụt ở miền Trung

Nước ta thường xuyên hứng chịu những đợt áp thấp nhiệt đợi nặng nề qua các năm gây nên sự mất mát lớn về người và của. Gần đây nhất là đợt “lũ chồng lũ” từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2022, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế thuộc Bắc Trung Bộ và một vài tỉnh thuộc miền Nam Trung Bộ( các tỉnh miền Trung). Gây nên nhiều thiệt hại về nhà cửa, lúa, hoa mày, nuôi trồng thuỷ sản,… bị mất trắng, và nhiều người mất tích, bị thương.

Xem thêm dự báo thời tiết Đà Nẵng hôm nay tại đây

Cách phòng tránh nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới

- Nhà ở: Cần xây dựng nhà một cách kiên cố, chằng chống nhà cửa trước mùa mưa bão ở tăng mức độ vững chắc.

- Công trình thi công: sửa chữa các công trình không đủ độ an toàn, xuống cấp hoặc xây dựng công trình mới nếu cần để đảm bảo cho việc duy trì qua các mùa mưa lũ, tác động của áp thấp.

Sửa chữa các công trình xuống cấp

Sửa chữa các công trình xuống cấp tránh gây nguy hiểm khi có áp thấp nhiệt đới

- Cây xanh: Chặt, tỉa gọn gàng tránh gây đổ, ngã cây ảnh hưởng đến giao thông, mạng lưới điện xung quanh trong những điều kiện khắc nghiệt.

- Dây điện: Sửa chữa đường dây điện gọn gàng, an toàn đặc biệt là những vùng dân cư đông đúc, dày đặc.

- Tàu thuyền: kiểm tra, theo dõi số lượng tàu thuyết cập bến thường xuyên, huy động việc mang theo các trang bị bảo hộ cho tình huống xấu nhất. Cấm các tàu thuyền không đủ chất lượng để ra khơi.

- Nông, lâm, ngư nghiệp: sửa chữa đê, bờ, đập, cống,... phục vụ việc xả nước tránh ứ đọng gây ngập lụt

- Giao thông: Kiểm tra khắc phục những công trình bị xuống cấp gây ảnh hưởng xấu đến người tham gia giao thông ( ổ gà, rào chắn tự phát,...)

Áp thấp nhiệt đới có xu hướng thay đổi như thế nào trong tình hình thế giới đang đối mặt với biến đổi khí hậu ( climate change)

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vì có đường bờ biển dài. Giảm diện tích đất đai do hiện tượng nước biển dâng gây ngập. Dưới tác động xấu do biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã gây ra rất nhiều thiên tai: sạt lở, ngập úng, bão, lũ,...Hãy xem dự báo thời tiết của nước ta hôm nay tại đây nhé!

Biển đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng mức độ xảy ra áp thấp nhiệt đới và đời sống 

Theo nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trung bình năm tăng 0,89°C trong thời kỳ 1958-2018, và riêng giai đoạn 1986-2018 tăng 0,74°C. Nhiệt độ ngày càng nóng lên qua các năm, dẫn đến số lượng hình thành áp thấp tăng cao có thể thấy trong những năm gần đây và nhiệt độ việt nam ngày nay cũng rất khắc nghiệt và khó lường. Theo lực Coriolis, giải thích cho lí do thường xuyên xuất hiện nhiều cơn áp thấp và hình thành mạnh thành bão dẫn đến nhiều thiệt hại nghiêm trọng vào các năm đặc biệt là 2020_lũ chồng lũ.

Mây cụm 32°

Mây cụm

Cảm giác như 39°.

Mặt trời mọc/lặn

05:20 18:25

Thấp/Cao

24°/32°

Độ ẩm

70%

Áp suất

759.06 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

14.83 km/h

Điểm ngưng

26 °

UV

8.84